Mẫu Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng? Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng là gì?
Mẫu Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng mới nhất là mẫu nào?
Mẫu Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng là Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 108/2016/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng:
Tải Mẫu Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng: Tại đây.
Mẫu Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng? Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng? (Hình từ Internet)
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng là gì?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 108/2016/NĐ-CP quy định điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng như sau:
- Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng quy định tại Điều 3 Nghị định 108/2016/NĐ-CP khi đáp ứng đủ các Điều kiện quy định tại Điều 42 Luật An toàn thông tin mạng 2015 và các điều kiện tại Nghị định 108/2016/NĐ-CP.
- Đối với hoạt động nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp cần đáp ứng Điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2016/NĐ-CP. Trong đó, chi Tiết các Điều kiện tại Điểm c, d Khoản 1 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng 2015 cụ thể như sau:
+ Có đội ngũ quản lý, Điều hành đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thông tin; có cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm chính có bằng đại học chuyên ngành hoặc chứng chỉ an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông với số lượng nhân sự đáp ứng được quy mô, yêu cầu của phương án kinh doanh.
+ Có phương án kinh doanh phù hợp và bao gồm các nội dung: Mục đích nhập khẩu; phạm vi, đối tượng cung cấp sản phẩm; sự đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đối với từng loại sản phẩm; chi Tiết các tính năng kỹ thuật cơ bản của sản phẩm.
- Đối với hoạt động sản xuất sản phẩm an toàn thông tin mạng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp cần đáp ứng Điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2016/NĐ-CP. Trong đó, chi Tiết các Điều kiện tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 42 Luật An toàn thông tin mạng 2015 cụ thể như sau:
+ Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất phù hợp với phương án kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng.
+ Có đội ngũ quản lý, Điều hành đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thông tin; có đội ngũ kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành hoặc chứng chỉ an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông với số lượng nhân sự đáp ứng được quy mô, yêu cầu của phương án kinh doanh.
+ Có phương án kinh doanh phù hợp và bao gồm các nội dung: Phạm vi đối tượng cung cấp sản phẩm; loại hình sản phẩm dự kiến sản xuất; sự đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đối với từng loại sản phẩm; các tính năng kỹ thuật cơ bản của sản phẩm.
- Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 3 Nghị định 108/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp cần đáp ứng Điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này. Trong đó, chi tiết các điều kiện tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 42 Luật an toàn thông tin mạng 2015 cụ thể như sau:
+ Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp dịch vụ, phương án kinh doanh.
+ Có đội ngũ quản lý, Điều hành đáp ứng được yêu cầu chuyên môn về an toàn thông tin; có đội ngũ kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành hoặc chứng chỉ an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông với số lượng nhân sự đáp ứng được quy mô, yêu cầu của phương án kinh doanh.
+ Có phương án kinh doanh phù hợp và bao gồm các nội dung: Phạm vi đối tượng cung cấp dịch vụ; loại hình dịch vụ dự kiến cung cấp; phương án bảo mật thông tin của khách hàng; phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ.
- Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm tra đánh giá an toàn thông tin mạng cần đáp ứng Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật An toàn thông tin mạng 2015.
Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự cần đáp ứng Điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật An toàn thông tin mạng 2015. Chi tiết các điều kiện tại điểm a, d khoản 2 Điều 42 Luật An toàn thông tin mạng 2015 cụ thể như sau:
+ Các Điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 108/2016/NĐ-CP.
+ Có phương án kỹ thuật phù hợp và bao gồm các nội dung: Tổng thể hệ thống kỹ thuật; việc đáp ứng về chức năng của hệ thống tương ứng với loại hình dịch vụ dự kiến cung cấp; việc đáp ứng với các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng tương ứng.
Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng bằng hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 108/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng
1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đến Bộ Thông tin và Truyền thông bằng một trong các hình thức sau:
a) Nộp trực tiếp đến đơn vị tiếp nhận hồ sơ;
b) Nộp bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính;
c) Nộp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Đơn vị tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản hoặc qua thư điện tử về việc đã nhận hồ sơ của doanh nghiệp trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.
3. Đối với hình thức nộp trực tiếp, ngày nhận hồ sơ là ngày đơn vị tiếp nhận hồ sơ nhận được hồ sơ do doanh nghiệp nộp.
4. Đối với hình thức nộp bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính, ngày nhận hồ sơ là ngày đơn vị tiếp nhận hồ sơ nhận được hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển đến.
5. Đối với hình thức nộp trực tuyến, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng theo lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Chính phủ.
Như vậy theo quy định trên nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng bằng những hình thức sau:
- Nộp trực tiếp đến đơn vị tiếp nhận hồ sơ.
- Nộp bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính.
- Nộp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?