Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu tàu bay là Mẫu nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận?
Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu tàu bay là Mẫu nào?
Căn cứ Nghị định 68/2015/NĐ-CP quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay do Chính phủ ban hành ngày 15/05/2015.
Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu tàu bay hiện nay là Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 68/2015/NĐ-CP.
Tải Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu tàu bay Tại đây.
Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu tàu bay là Mẫu nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu tàu bay?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 68/2015/NĐ-CP như sau:
Thủ tục đăng ký quyền sở hữu tàu bay
...
4. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu tàu bay theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp, Cục Hàng không Việt Nam phải trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn một (01) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản hướng dẫn người đề nghị đăng ký hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu tàu bay là Cục Hàng không Việt Nam trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu tàu bay? Có phải nộp lệ phí thực đề nghị đăng ký quyền sở hữu tàu bay không?
Hồ sơ đăng ký quyền sở hữu tàu bay hiện nay được lập theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 68/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2, khoản 17 Điều 1 Nghị định 64/2022/NĐ-CP như sau:
Thủ tục đăng ký quyền sở hữu tàu bay
...
2. Hồ sơ đề nghị đăng ký quyền sở hữu tàu bay Việt Nam bao gồm:
a) Tờ khai theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp từ bản chính hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị đăng ký trong trường hợp người đề nghị là tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị đăng ký do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp thì các giấy tờ, tài liệu này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
c) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao do chính cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã lập bản chính xác thực hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu bay; trường hợp chuyển quyền sở hữu tàu bay phải có thêm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của chủ sở hữu cũ.
Như vậy, hồ sơ đăng ký quyền sở hữu tàu bay bao gồm:
- Tờ khai theo mẫu;
- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp từ bản chính hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị đăng ký trong trường hợp người đề nghị là tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của người đề nghị đăng ký do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp thì các giấy tờ, tài liệu này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao do chính cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã lập bản chính xác thực hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu bay; trường hợp chuyển quyền sở hữu tàu bay phải có thêm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của chủ sở hữu cũ.
Về việc nộp lệ phí, khoản 5 Điều 15 Nghị định 68/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 64/2022/NĐ-CP như sau:
Thủ tục đăng ký quyền sở hữu tàu bay
...
5. Người đề nghị đăng ký quyền sở hữu tàu bay phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Thời gian thực hiện việc nộp lệ phí của người đề nghị không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng hình thức phù hợp khác theo quy định.
Như vậy, người đề nghị đăng ký quyền sở hữu tàu bay phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Theo đó, căn cứ Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực hành không kèm theo Thông tư 193/2016/TT-BTC, mức thu lệ phí đăng ký quyền sở hữu tàu bay là 1.500.000 đồng/lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian tạm ngừng hoạt động công ty luật nước ngoài là bao lâu? Báo cáo về tạm ngừng hoạt động công ty luật có nội dung gì?
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?