Mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh chuyên nghiệp năm 2022 dành cho các ngành, nghề hot nhất hiện nay?
Sự quan trọng của đơn xin việc bằng tiếng Anh?
Hiện nay, trong thời buổi hội nhập và phát triển, việc tìm kiếm công việc ngày càng đòi hỏi sự chuyên nghiệp và nâng cao. Rất nhiều công ty yêu cầu khi nộp đơn xin việc phải bảo đảm đơn xin việc bằng tiếng Anh. Nếu không đòi hỏi, ứng viên cũng cần có đơn xin việc bằng tiếng anh khi đi xin việc để đảm bảo sự chuyên nghiệp của bản thân mình.
Khi xin việc bằng tiếng anh, bạn sẽ cho thấy sự chuyên nghiệp của bản thân mà còn thể hiện trình độ tiếng Anh của bạn, từ đó bạn sẽ có cơ hội được nhận vào những vị trí tốt hơn, đưa ra những mức lương cao hơn.
Đặc biệt, nếu muốn làm ở những vị trí cao hơn, những tập đoàn, tổng công ty lớn hơn thì đơn xin việc bằng tiếng anh là một điều kiện bắt buộc.
Đơn xin việc bằng tiếng Anh cần có những nội dung gì?
Dù không phải là một dạng văn bản hành chính, tuy nhiên để đảm bảo độ chuyên nghiệp thì đơn xin việc bằng tiếng anh cũng nên đảm bảo những tiêu chuẩn về văn bản theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Giống như đơn xin việc thông thường, đơn xin việc bằng tiếng Anh cũng thường gồm 04 phần: Phần thông tin liên lạc, phần giới thiệu, phân nêu lý do và phần kết.
Thông tin liên lạc
Thông tin liên lạc bao gồm thông tin của cá nhân và thông tin của nhà tuyển dụng.
Khi viết ở mục đầu, bạn cần phải liệt kê chính xác thông tin của cá nhân bản thân cũng như thông tin của nhà tuyển dụng bao gồm: họ và tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, email, fax và có thể bổ sung thêm một số thông tin khác nếu muốn. Cần lưu ý để tên email một cách nghiêm túc và chuyên nghiệp nhất.
Phần giới thiệu
Không nên mở màng một đơn xin việc bằng kiểu câu “dear sir/madam” hoặc “to Whom it may concern” bởi vì nó được sử dụng nhiều và thiếu sự chuyên nghiệp.
Thay vào đó, bạn có thể tìm hiểu thông tin của nhà tuyển dụng của công ty mình đang ứng tuyển và nếu có thể thì nên thêm tên trực tiếp người tuyển dụng mình như: “Dear Mr…/Ms”
Điều này sẽ cho thấy bạn thực sự quan tâm đến vị trí ứng tuyển và có tìm hiểu về công ty, công việc.
Ngay sau phần lời chào bạn cần có một khúc nhỏ về việc nguồn mà bạn biết đến công việc này.
Trình bày kinh nghiệm, khả năng của bản thân
Đây là phần quan trọng nhất, cũng giống như đơn xin việc thông thường. Tại phần này bạn cần liệt kê các loại bằng cấp, trình độ chuyên môn và công việc mà bạn đã từng làm trước đó.
Thể hiện hết khả năng và cho nhà tuyển dụng biết được rằng bạn là người thích hợp nhất đối với vị trí này.
Phần kết
Nên khẳng định lại mong muốn về vị trí việc làm và sự chân thành đối với công việc. Cần phải đề cập đến việc bản thân rất mong đợi được gặp mặt trực tiếp nhà tuyển dụng để phỏng vấn và hướng đến đích đến xa hơn.
Cuối cùng sẽ là lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã đọc lá thư của bạn.
Mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh chuyên nghiệp năm 2022 dành cho các ngành, nghề hot nhất hiện nay? (Hình từ internet)
Một số mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh chuyên nghiệp?
Mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh dùng chung
Tải mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh dùng chung: Tại đây
Mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh ngành IT
Tải mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh ngành IT: Tại đây
Mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh ngành xuất – nhập khẩu
Tải mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh ngành xuất - nhập khẩu: Tại đây
Tải mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh ngành kế toán: Tại đây
Tải mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh ngành khách sạn: Tại đây
Tải mẫu đơn xin việc bằng tiếng Anh ngành xây dựng: Tại đây
Như vậy, trên đây là một số mẫu đơn bằng tiếng anh của các ngành nghề hot nhất hiện nay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh có được xem phim 18+ hay không? Học sinh xem phim 18+ có bị đuổi học 1 tuần lễ hay không?
- Năm cá nhân số 8 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có bị xử phạt?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng?
- Bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tải về bảng?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?