Mẫu đơn xin chuyển lớp mới nhất 2024? Hướng dẫn cách viết lý do xin chuyển lớp thuyết phục?
Mẫu đơn xin chuyển lớp mới nhất 2024?
Dưới đây là một số mẫu đơn xin chuyển lớp mới nhất năm 2024 dành cho học sinh tham khảo:
(1) Mẫu đơn xin chuyển lớp số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN XIN CHUYỂN LỚP Kính gửi: -Ban giám hiệu trường THPT …………………… -Giáo viên chủ nhiệm lớp (lớp hiện tại)…………………….. -Giáo viên chủ nhiệm lớp (lớp mới)…………………….. Em tên là:..................... Sinh ngày:.................... Số điện thoại:.................................. Hiện tại, em là học sinh lớp…………… Nay em viết đơn này xin Ban giám hiệu nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm lớp (lớp hiện tai) và giáo viên chủ nhiệm lớp (lớp mới) cho phép em được chuyển từ lớp……………………..sang lớp…………… Lý do: ……………… Em rất mong có được sự chấp thuận của Ban giám hiệu nhà trường cùng hai giáo viên chủ nhiệm. Em xin hứa sẽ cố gắng nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới để học tập thật tốt và tuân thủ đúng nội quy của lớp và nhà trường yêu cầu. Em xin chân thành cảm ơn! ………, Ngày….. tháng……. năm…….. Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) Ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường Ý kiến của Phụ huynh học sinh |
(2) Mẫu đơn xin chuyển lớp số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———-o0o——— ĐƠN XIN CHUYỂN LỚP Kính gửi: - Ban giám hiệu trường Tiểu học …………………… - Giáo viên chủ nhiệm lớp (lớp hiện tại)…………………….. - Giáo viên chủ nhiệm lớp (lớp mới)…………………….. Tôi tên là:……………….. Sinh ngày:…………………. CMND/CCCD số:………………………………………… Số điện thoại:………………………………………….. Là phụ huynh của học sinh………………..Sinh ngày:…………………. Hiện tại, em …………là học sinh lớp (hiện tại) Nay tôi viết đơn này xin Ban giám hiệu nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm lớp (lớp hiện tai) và giáo viên chủ nhiệm lớp (lớp mới) cho phép học sinh……………..được chuyển từ lớp (hiện tại) sang lớp (lớp mới) Lý do: ……………………………… Tối rất mong có được sự chấp thuận của Ban giám hiệu nhà trường cùng hai giáo viên chủ nhiệm. Tôi xin hứa sẽ giúp con mình nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới để học tập thật tốt và tuân thủ đúng nội quy của lớp và nhà trường yêu cầu. Tôi xin chân thành cảm ơn! ……., Ngày….. tháng……. ndăm…….. |
(3) Mẫu đơn số 03
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------- ĐƠN XIN CHUYỂN LỚP Kính gửi: Hiệu trưởng Trường ............................ Tôi tên: .................................................. Điện thoại liên lạc:................................ Số CMND: Ngày cấp Nơi cấp Là phụ huynh của em: .......................................... Hiện đang là học sinh lớp ………..……, năm học:................... Nay tôi làm đơn này kính xin Hiệu trưởng trường THPT ........... cho con tôi được chuyển lớp. Lý do: ............... Rất mong nhà trường xem xét giải quyết. Trân trọng cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 20 Người viết đơn (Ký tên, đóng dấu) Ý kiến của Hiệu trưởng |
Mẫu đơn xin chuyển lớp mới nhất 2024? Hướng dẫn cách viết lý do đơn xin chuyển lớp thuyết phục? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách viết lý do xin chuyển lớp thuyết phục?
Dưới đây là một số cách viết lý đơn xin chuyển lớp thuyết phục
(1) Em xin chuyển lớp vì em cảm thấy chương trình học hiện tại quá nhanh so với khả năng tiếp thu của em. Em đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn không thể theo kịp các bạn. Em mong muốn được chuyển sang một lớp có tốc độ giảng dạy chậm hơn để em có thể nắm vững kiến thức hơn.
(2) Thưa thầy/cô, em xin phép được chuyển lớp vì tốc độ giảng dạy của thầy/cô hiện tại hơi nhanh so với khả năng tiếp thu của em. Em thường không kịp ghi chép và khó theo kịp bài giảng. Em mong muốn được chuyển sang một lớp có giáo viên giảng dạy chậm rãi hơn để em có thể nắm vững kiến thức từng phần.
(3) Em xin trình bày rằng em cảm thấy không thoải mái khi tham gia vào các hoạt động thảo luận nhóm trong lớp. Em khá rụt rè và khó khăn khi bày tỏ ý kiến cá nhân. Em mong muốn được chuyển sang một lớp có không khí học tập thoải mái hơn, tạo điều kiện cho các bạn học sinh tự tin hơn trong việc đặt câu hỏi và trao đổi ý kiến.
(4) Em và các bạn thân đã từng học cùng lớp và chúng em luôn giúp đỡ nhau trong học tập. Việc tách lớp khiến chúng em cảm thấy thiếu đi sự hỗ trợ từ bạn bè. Em mong muốn được quay lại học cùng các bạn để chúng em có thể cùng nhau vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập.
(5) Em muốn chuyển lớp để được học cùng các bạn có cùng khả năng học tập. Em tin rằng việc cùng nhau thảo luận và chia sẻ kiến thức sẽ giúp cả nhóm tiến bộ hơn.
(6) Em xin trình bày rằng em muốn theo đuổi ngành [ngành học liên quan] trong tương lai. Em nhận thấy rằng việc học sâu hơn về môn [tên môn học] sẽ giúp em có nền tảng kiến thức vững chắc để theo đuổi ước mơ của mình. Em mong muốn được chuyển sang một lớp có chương trình học phù hợp với định hướng nghề nghiệp tương lai của em.
(7) Em xin phép được chuyển lớp vì em có niềm đam mê đặc biệt với môn [tên môn học]. Em muốn được học sâu hơn về những kiến thức chuyên ngành liên quan đến môn học này. Em đã tự tìm hiểu thêm nhiều tài liệu nhưng vẫn muốn được học hỏi từ một giáo viên có kinh nghiệm về môn này hơn. Nên em muốn chuyển qua lớp của giáo viên chủ nhiệm dạy môn [tên môn học] để được học hỏi nhiều hơn.
Học sinh các cấp có quyền như thế nào?
Đối với học sinh tiểu học
Căn cứ tại Điều 35 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định quyền của học sinh tiểu học như sau:
- Được học tập
+ Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.
+ Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
+ Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.
+ Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.
+ Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.
+ Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
+ Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.
- Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng, dân chủ; được đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng; được cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình học tập, rèn luyện của bản thân; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.
- Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân.
- Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Đối với học sinh trung học
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông về trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định quyền của học sinh trung học như sau:
- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông về trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT
- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều chỉnh quy hoạch có nằm trong hoạt động quy hoạch không? Trong hoạt động quy hoạch có phải bảo đảm nguồn lực không?
- Công trình xây dựng đặc thù gồm công trình nào? Xây dựng công trình xây dựng đặc thù là công trình xây dựng tạm như thế nào?
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình được quy định như thế nào?
- Nguồn lực cho phòng thủ dân sự được quy định thế nào? Sử dụng nguồn lực cho phòng thủ dân sự không đúng mục đích là hành vi vi phạm pháp luật?
- Giá gói thầu xây dựng bao gồm chi phí nào? Dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình thì xác định dự toán gói thầu trên cơ sở nào?