Mẫu đơn ly thân mới nhất năm 2025? Ly thân bao lâu thì ly hôn? Ly thân có được quen người khác được không?
Mẫu đơn ly thân mới nhất năm 2025?
Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan không có quy định về việc ly thân. Tuy nhiên có thể hiểu, ly thân là trạng thái khi hai vợ chồng không còn sống chung với nhau do quan hệ tình cảm đã rạn nứt, nhưng chưa thực hiện các thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật. Dưới đây là mẫu đơn ly thân mới nhất năm 2025 mà vợ/chồng đang có ý định ly thân có thể tham khảo như sau:"
TẢI VỀ Mẫu đơn ly thân mới nhất năm 2025.
Mẫu đơn ly thân mới nhất năm 2025? Ly thân bao lâu thì ly hôn? Ly thân có được quen người khác được không? (Hình từ Internet)
Ly thân bao lâu thì ly hôn?
Như đã giải thích thì Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan không có quy định về việc ly thân bao lâu thì được ly hôn.
Tuy nhiên, tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về ly hôn như sau:
Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, về nguyên tắc vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn (tức đơn phương ly hôn - ly hôn theo yêu cầu của một bên và thuận tình ly hôn.
Chú ý: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Ngoài ra, cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Như vậy, có thể thấy luật không có bất cứ quy định nào về ly thân cũng như ly thân bao lâu thì ly hôn. Do đó, việc ly thân sẽ không quyết định, ảnh hưởng đến thời gian ly hôn. Vợ/chồng có thể thực hiện ly hôn theo:
+ Thuận tình ly hôn: tức tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
+ Đơn phương ly hôn: nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Ly thân có được quen người khác được không?
Căn cứ theo Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn
1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.
Như vậy, quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
...
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
...
Như vậy, ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Nếu quen người khác trong thời kỳ ly thân mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác thì được xem là vi phạm điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Đồng thời, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan đăng ký cư trú bao gồm những cơ quan nào? Trách nhiệm khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú là gì?
- Mẫu quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ đoàn viên công đoàn, NLĐ bị giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động?
- 50+ Lời chúc mừng năm mới tiếng Anh ngắn gọn 2025 Tết Dương lịch, Tết Âm lịch hay, ý nghĩa? Happy New Year 2025?
- Stt, Cap hay ngày 1 1 2025 Tết Dương lịch chúc mừng năm mới 2025 bình an, hạnh phúc cho tất cả mọi người?
- Lịch Countdown TP Biên Hòa 2025 như thế nào? Địa điểm tổ chức Countdown TP Biên Hòa 2025 ở đâu? Thời gian Countdown TP Biên Hòa 2025?