Mẫu Đơn đề nghị tham gia Quỹ tín dụng nhân dân cho pháp nhân hiện nay? Có bắt buộc người ký đơn đề nghị là người đại diện theo pháp luật không?
- Mẫu Đơn đề nghị tham gia thành viên Quỹ tín dụng nhân dân cho pháp nhân hiện nay ra sao?
- Có bắt buộc người ký đơn đề nghị thành viên Quỹ tín dụng nhân dân là người đại diện theo pháp luật không?
- 04 trường hợp pháp nhân đương nhiên mất tư cách thành viên Quỹ tín dụng nhân dân là những trường hợp nào?
Mẫu Đơn đề nghị tham gia thành viên Quỹ tín dụng nhân dân cho pháp nhân hiện nay ra sao?
Căn cứ Thông tư 01/2023/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định về Quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 01/03/2023
Mẫu Đơn đề nghị tham gia thành viên Quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân hiện nay được thực hiện theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-NHNN.
Tải Mẫu Đơn đề nghị tham gia thành viên Quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân Tại đây.
Mẫu Đơn đề nghị tham gia Quỹ tín dụng nhân dân cho pháp nhân hiện nay? Có bắt buộc người ký đơn đề nghị là người đại diện theo pháp luật không?
Có bắt buộc người ký đơn đề nghị thành viên Quỹ tín dụng nhân dân là người đại diện theo pháp luật không?
Tại khoản 3 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-NHNN có quy định như sau:
Điều kiện để trở thành thành viên
...
3. Đối với pháp nhân:
a) Là pháp nhân (trừ Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện) đang hoạt động bình thường và có trụ sở chính đặt tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;
b) Người ký đơn đề nghị tham gia góp vốn quỹ tín dụng nhân dân phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân khác của pháp nhân làm đại diện tham gia quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, trong điều kiện để trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân có quy định về việc người ký đơn đề nghị tham gia góp vốn quỹ tín dụng nhân dân phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Ngoài ra, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân khác của pháp nhân làm đại diện tham gia quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật có liên quan.
04 trường hợp pháp nhân đương nhiên mất tư cách thành viên Quỹ tín dụng nhân dân là những trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 32 Thông tư 04/2015/TT-NHNN về chấm dứt tư cách thành viên Quỹ tín dụng nhân dân như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên
1. Thành viên quỹ tín dụng nhân dân chấm dứt tư cách thành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp đương nhiên mất tư cách: Thành viên là cá nhân bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; thành viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư này; thành viên là pháp nhân khi tổ chức đó bị giải thể, phá sản hoặc không có người đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Thông tư này để cử làm đại diện; thành viên đã chuyển hết vốn góp cho người khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
b) Trường hợp tự nguyện: Thành viên tự nguyện và được Hội đồng quản trị chấp thuận chấm dứt tư cách thành viên quỹ tín dụng nhân dân và được Đại hội thành viên thông qua theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
c) Trường hợp khai trừ: Thành viên bị Đại hội thành viên khai trừ ra khỏi quỹ tín dụng nhân dân do:
(i) Không đảm bảo đủ vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư này;
(ii) Có hành vi giả mạo, gian lận hồ sơ thành viên;
(iii) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân
Như vậy, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Thông tư 04/2015/TT-NHNN nêu trên thì pháp nhân bị xem là đương nhiên mất tư cách thành viên Quỹ tín dụng nhân dân trong những trường hợp sau:
- Pháp nhân bị giải thể;
- Pháp nhân bị phá sản;
- Không có người đủ điều kiện theo quy định;
- Đã chuyển hết vốn góp cho người khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?