Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại gia súc, gia cầm do bão số 3 ra sao?
Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại gia súc, gia cầm do bão số 3 ra sao?
Căn cứ tại Phụ lục I kèm theo Nghị đinh 02/2017/NĐ-CP quy định về mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do bão như sau:
Theo đó, mẫu số 04 Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do bão như sau:
>> Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do bão (Mẫu số 04): Tải về
Mức hỗ trợ thiệt hại gia súc, gia cầm do bão số 3 được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị đinh 02/2017/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm do thiên tai gây ra như sau:
Mức hỗ trợ
...
4. Hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm:
a) Thiệt hại do thiên tai:
Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 10.000 - 20.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 21.000 - 35.000 đồng/con;
Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000 - 400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000 - 1.000.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con;
Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 3.100.000 - 10.000.000 đồng/con;
Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 500.000 - 2.000.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.100.000 - 6.000.000 đồng/con;
Hươu, nai, cừu, dê: Hỗ trợ 1.000.000 - 2.500.000 đồng/con.
Theo đó, mức hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm do bão số 3 cụ thể như sau:
- Đối với Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng):
+ Gia cầm đến 28 ngày tuổi: hỗ trợ 10.000 - 20.000 đồng/con;
+ Gia cầm trên 28 ngày tuổi: hỗ trợ 21.000 - 35.000 đồng/con;
- Đối với Gia súc (lợn, bò, trâu, hươu, nai, dê, cừu, ngựa):
+ Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000 - 400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000 - 1.000.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con;
+ Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 3.100.000 - 10.000.000 đồng/con;
+ Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 500.000 - 2.000.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.100.000 - 6.000.000 đồng/con;
+ Hươu, nai, cừu, dê: Hỗ trợ 1.000.000 - 2.500.000 đồng/con.
Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do bão như thế nào? Mức hỗ trợ thiệt hại gia súc, gia cầm do bão số 3 ra sao? (Hình ảnh Internet)
Trình tự, cách thức thực hiện và hồ sơ hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai như thế nào?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị đinh 02/2017/NĐ-CP quy định về trình tự và cách thức thực hiện hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai như sau:
- Hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã để phối hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết theo quy định.
Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Nghị đinh 02/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai như sau:
(1) Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai theo các Mẫu số 1, 2, 3, 4 và 5 tại Phụ lục I ban hành kèm theo; kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu theo Mẫu số 6 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị đinh 02/2017/NĐ-CP hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có);
(2) Bảng thống kê thiệt hại do thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.
Nguồn lực và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương hỗ trợ do bão số 3 gây ra như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị đinh 02/2017/NĐ-CP quy định về nguồn lực và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương hỗ trợ thiên tai do bão số 3 gây ra như sau:
- Nguồn lực:
+ Dự phòng ngân sách trung ương;
+ Dự phòng ngân sách địa phương;
+ Quỹ phòng, chống thiên tai;
+ Nguồn dự trữ quốc gia;
+ Các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương:
+ Các tỉnh miền núi, Tây Nguyên: Ngân sách trung ương hỗ trợ 80% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ thiệt hại;
+ Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại:
++ Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên: Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện;
++ Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
++ Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại: Ngân sách trung ương hỗ trợ 70% phân hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
+ Các quy định khác:
++ Trường hợp kinh phí hỗ trợ thiệt hại trong năm dưới 01 tỷ đồng/năm: Các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện;
++ Trường hợp các địa phương có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?