Mẫu đề nghị không thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng dành cho người lao động được quy định như thế nào?
- Mẫu đề nghị không thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng dành cho người lao động được quy định như thế nào?
- Trường hợp nào người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm?
- Người lao động phải nộp văn bản đề nghị không thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng trong khoảng thời gian nào?
Mẫu đề nghị không thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng dành cho người lao động được quy định như thế nào?
Hiện nay Mẫu đề nghị không thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng dành cho người lao động được quy định tại Mẫu số 17 Ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Tải Mẫu đề nghị không thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng dành cho người lao động: tại đây
Mẫu đề nghị không thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng dành cho người lao động được quy định như thế nào?
Trường hợp nào người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm
...
2. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên;
b) Người lao động được xác định thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Nghỉ hưởng chế độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Riêng đối với trường hợp nam giới có vợ chết sau khi sinh con mà phải trực tiếp nuôi dưỡng con thì giấy tờ xác nhận là giấy khai sinh của con và giấy chứng tử của mẹ;
d) Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở dạy nghề;
đ) Thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 03 tháng.
Theo đó, Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
- Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên;
- Người lao động được xác định thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
- Nghỉ hưởng chế độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Riêng đối với trường hợp nam giới có vợ chết sau khi sinh con mà phải trực tiếp nuôi dưỡng con thì giấy tờ xác nhận là giấy khai sinh của con và giấy chứng tử của mẹ;
- Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở dạy nghề;
- Thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 03 tháng.
Người lao động phải nộp văn bản đề nghị không thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng trong khoảng thời gian nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm
...
2. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
...
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người lao động thuộc một trong các trường hợp tại các Điểm b, c, d, đ của Khoản này thì người lao động phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp giấy đề nghị không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo Mẫu số 17 ban hành kèm theo Thông tư này và kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định nêu trên đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện. Sau khi hết thời hạn của một trong các trường hợp nêu trên, người lao động phải tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.
Theo đó, sau khi đã xác định mình thuộc một trong những trường hợp không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo nội dung đã phân tích tại phần trên.
Thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh các trường hợp tại điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp giấy đề nghị không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm và kèm theo bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định nêu trên đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Sau khi hết thời hạn của một trong các trường hợp nêu trên, người lao động phải tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?