Mẫu đề án giải thể trường cao đẳng sư phạm mới nhất? Tải đề án giải thể trường cao đẳng sư phạm ở đâu?
Mẫu đề án giải thể trường cao đẳng sư phạm mới nhất? Tải đề án giải thể trường cao đẳng sư phạm ở đâu?
Căn cứ theo Phụ lục II kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về mẫu đề án giải thể trường cao đẳng sư phạm mới nhất như sau:
Theo đó, Mẫu số 09 đề án giải thể trường cao đẳng sư phạm như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ……, ngày..... tháng..... năm .... ĐỀ ÁN GIẢI THỂ………… Phần thứ nhất THỰC TRẠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên trường:………………………………………… Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (nếu có):……………… 2. Thuộc:……………………………………………… 3. Địa chỉ trụ sở chính:……………….…(1)……… 4. Địa điểm đào tạo (nếu có):…………….(1)……………… 5. Số điện thoại:…………………., Fax:…………………… 6. Website:………………...Email:……………………. 7. Quyết định thành lập, cho phép thành lập: [Quyết định số.../QĐ-... ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của quyết định]. 8. Quyết định đổi tên, cho phép đổi tên (nếu có): [Quyết định số.../QĐ-... ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, trích yếu của từng quyết định]. 9. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp: [số hiệu, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp]. 10. Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp (nếu có): [số hiệu, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp]. 11. Chức năng, nhiệm vụ:………………………………………………… II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Cơ cấu tổ chức. 2. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý: a) Số lượng, chất lượng (trình độ đào tạo, nghiệp vụ sư phạm) của đội ngũ nhà giáo. b) Số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý. 3. Kết quả đào tạo trong 03 năm gần nhất (báo cáo theo từng ngành đào tạo). 4. Ngành, số lượng sinh viên đang đào tạo (báo cáo theo từng ngành đào tạo). 5. Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, tài chính, tài sản 6. ………………………………………………………………………………. III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Ưu điểm, thuận lợi 2. Hạn chế, khó khăn, vướng mắc Phần thứ hai PHƯƠNG ÁN GIẢI THỂ……………… I. LÝ DO GIẢI THỂ II. PHƯƠNG ÁN GIẢI THỂ 1. Phương án giải quyết tài sản. 2. Phương án bảo đảm quyền lợi của người học. 3. Phương án bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động. 4. Thực hiện nghĩa vụ về tài chính. […]…………………………………………………… Phần thứ ba TỔ CHỨC THỰC HIỆN Xem chi tiết... TẢI VỀ Mẫu đề án giải thể trường cao đẳng sư phạm |
*Lưu ý: Trên đây là mẫu đề án giải thể trường cao đẳng sư phạm mới nhất!
Mẫu đề án giải thể trường cao đẳng sư phạm mới nhất? Tải đề án giải thể trường cao đẳng sư phạm ở đâu? (Hình ảnh Internet)
Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể khi thuộc các trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 93 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về trường cao đẳng sư phạm bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường;
(2) Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
(3) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
(4) Không bảo đảm chất lượng giáo dục;
(5) Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực;
(6) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm.
Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể trường cao đẳng sư phạm.
Hồ sơ, trình tự giải thể trường cao đẳng sư phạm như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 93 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ, trình tự giải thể trường cao đẳng sư phạm như sau:
- Hồ sơ
+ Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 93 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, hồ sơ gồm:
Báo cáo kèm minh chứng về các vi phạm của nhà trường.
Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.
+ Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 93 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, hồ sơ gồm:
Tờ trình đề nghị giải thể trường cao đẳng sư phạm (theo Mẫu số 08 Phụ lục II kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP).
Đề án giải thể trường cao đẳng sư phạm (theo Mẫu số 09 Phụ lục II kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP).
- Trình tự thực hiện:
+ Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 93 Nghị định 125/2024/NĐ-CP:
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra tình trạng thực tế của trường, lập biên bản và thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc giải thể trường cao đẳng sư phạm.
+ Trường cao đẳng sư phạm bị giải thể theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 93 Nghị định 125/2024/NĐ-CP:
Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 93 Nghị định 125/2024/NĐ-CP qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định việc giải thể trường cao đẳng sư phạm.
+ Quyết định giải thể trường cao đẳng sư phạm (theo Mẫu số 10 Phụ lục II kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác địa vật lý trong điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 6/1/2025 thực hiện như thế nào?
- Trang phục, phương tiện, thiết bị, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát giao thông khi tuần tra kiểm soát từ 1/1/2025 như thế nào?
- Lời dẫn chương trình văn nghệ tất niên cuối năm? Mẫu lời dẫn chương trình giao lưu văn nghệ tất niên công ty siêu hay?
- Nội dung kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ? Nguyên tắc trong kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng thế nào?
- Giá trị của hàng hóa là gì? Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua đâu? Giá thành toàn bộ của hàng hóa gồm những gì?