Mẫu công văn giải trình Bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp mới nhất? Tải mẫu công văn giải trình Bảo hiểm xã hội ở đâu?
Mẫu công văn giải trình Bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp mới nhất? Tải mẫu công văn giải trình Bảo hiểm xã hội ở đâu?
Hiện nay, mẫu công văn giải trình Bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp là văn bản quan trọng giúp các doanh nghiệp, tổ chức trình bày rõ ràng và chi tiết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm xã hội.
Đối với nhiều doanh nghiệp, việc chuẩn bị mẫu công văn giải trình Bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp đầy đủ và hợp lệ có thể giúp tránh những rủi ro pháp lý không đáng có.
DƯỚI ĐÂY LÀ MẪU CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ..........., ngày ..... tháng ..... năm ..... CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH (V/v: ........................................) Kính gửi: BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN/HUYỆN ............................... - Tên doanh nghiệp: CÔNG TY ...................................................... - Người đại diện theo pháp luật: ......................... Chức vụ: ................... - Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................. - Điện thoại: ..................................................... Fax: ................... - Mã số thuế: ................................................................................ Ngày ...../...../....., Công ty chúng tôi có nhận được công văn số ..................... của Bảo hiểm xã hội Quận/Huyện .................; trong công văn yêu cầu Công ty chúng tôi giải trình về việc………………. Công ty chúng tôi xin được giải trình về việc này như sau: ............................................................................................... ............................................................................................... ............................................................................................... Do vậy: [Ghi rõ hướng giải quyết, khắc phục đối với vụ việc thực hiện giải trình; đưa ra những yêu cầu cụ thể với cơ quan BHXH như: mong muốn cơ quan BHXH hỗ trợ giải quyết vụ việc đã tường trình...] Xem thêm... >> Mẫu công văn giải trình Bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp: Tải về |
*Lưu ý: Mẫu công văn giải trình Bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp chỉ mang tính chất tham khảo!
Bên cạnh đó, mẫu công văn giải trình Bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin minh bạch về các thủ tục và quy trình liên quan.
Nhiều người đang tìm kiếm mẫu công văn giải trình Bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp mới nhất để có thể đáp ứng yêu cầu của cơ quan bảo hiểm một cách nhanh chóng và chính xác. Mẫu công văn giải trình Bảo hiểm xã hội có thể được tải trực tuyến từ các trang web chính thức hoặc dịch vụ pháp lý uy tín.
Mẫu công văn giải trình Bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp mới nhất? Tải mẫu công văn giải trình Bảo hiểm xã hội ở đâu? (Hình ảnh Internet)
Hiện nay, mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp cho người lao động là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hết hiệu lực một số nội dung bởi khoản 2 Điều 92 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
3. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này.
....
Đồng thời, căn cứ tại Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định về mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:
...
2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.
...
Thêm vào đó, tại Điều 22 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
Mức đóng và phương thức đóng theo quy định tại Điều 44 Luật An toàn, Vệ sinh lao động các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Từ ngày 01/6/2017, người sử dụng lao động hằng tháng đóng bằng 0,5% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 21.
...
Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp đóng cho người lao động gồm có các khoản sau:
- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản
- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất
- 0.5% quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Quy định tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay thế nào?
Căn cứ theo Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
(1) Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
- Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;
- Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
(2) Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
(3) Chính phủ quy định chi tiết Điều này và các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?