Mẫu cơ cấu tổ chức và kinh nghiệm của nhà thầu để scan đính kèm lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có dạng như thế nào?

Mẫu cơ cấu tổ chức và kinh nghiệm của nhà thầu để scan đính kèm lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có dạng như thế nào? - Câu hỏi của anh Đ (Quảng Nam).

Mẫu cơ cấu tổ chức và kinh nghiệm của nhà thầu để scan đính kèm lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có dạng như thế nào?

Căn cứ theo Mẫu 6B được ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT hướng dẫn cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Cụ thể theo Mẫu số 03 thuộc Mẫu 6B được ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT nêu rõ mẫu cơ cấu tổ chức và kinh nghiệm của nhà thầu để scan đính kèm lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có dạng như sau:

Xem đầy đủ mẫu Cơ cấu tổ chức và kinh nghiệm của nhà thầu để scan đính kèm lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia: Tại đây

Mẫu cơ cấu tổ chức và kinh nghiệm của nhà thầu để scan đính kèm lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có dạng như thế nào?

Mẫu cơ cấu tổ chức và kinh nghiệm của nhà thầu để scan đính kèm lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có dạng như thế nào? (Hình từ Internet)

Những thông tin nào về năng lực, kinh nghiệm của Nhà thầu cần cung cấp khi đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT quy định như sau:

Thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu
1. Thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu trên Hệ thống gồm:
a) Thông tin chung về nhà thầu;
b) Số liệu về báo cáo tài chính hằng năm;
c) Thông tin về các hợp đồng đã và đang thực hiện;
d) Thông tin về nhân sự chủ chốt;
đ) Thông tin về máy móc, thiết bị;
e) Thông tin về uy tín của nhà thầu.
2. Nhà thầu chủ động cập nhật thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình theo quy định tại khoản 1 Điều này trên Hệ thống và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác đối với các thông tin đã kê khai trên Hệ thống. Trường hợp nhà thầu tự thực hiện việc chỉnh sửa trên Hệ thống, Hệ thống sẽ lưu lại toàn bộ các thông tin trước và sau khi nhà thầu thực hiện chỉnh sửa. Thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu được xác thực bằng chữ ký số của nhà thầu.
3. Nhà thầu phải đính kèm các văn bản, tài liệu để chứng minh tính xác thực về năng lực, kinh nghiệm; văn bản, tài liệu đính kèm được lưu trữ và quản lý trên Hệ thống.
4. Trường hợp nhà thầu kê khai không trung thực nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào thì bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 4 Điều 16 của Luật Đấu thầu.
5. Đối với nội dung thông tin quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trường hợp số liệu về báo cáo tài chính trên Hệ thống đã được cập nhật từ Hệ thống thuế điện tử và Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì nhà thầu không phải kê khai số liệu về báo cáo tài chính. Đối với số liệu báo cáo tài chính từ năm 2021 trở đi, trường hợp nhà thầu phát hiện Hệ thống chưa cập nhật số liệu so với Hệ thống thuế điện tử thì nhà thầu sửa đổi cho phù hợp với số liệu đã báo cáo với cơ quan thuế; Hệ thống sẽ lưu lại các phiên bản sửa đổi thông tin của nhà thầu.

Như vậy, nhà thầu phải cung cấp những thông tin thể hiện năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia như sau:

- Thông tin chung về nhà thầu;

- Số liệu về báo cáo tài chính hằng năm;

- Thông tin về các hợp đồng đã và đang thực hiện;

- Thông tin về nhân sự chủ chốt;

- Thông tin về máy móc, thiết bị;

- Thông tin về uy tín của nhà thầu.

Quy trình đánh giá E-HSDT trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia năm 2024 như thế nào?

Căn cứ theo Điều 28 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT quy định quy trình đánh giá E-HSDT trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia năm 2024 như sau:

(1) Quy trình đánh giá E-HSDT:

Quy trình 01

Áp dụng cho tất cả các gói thầu, gồm:

+ Đánh giá tính hợp lệ của E-HSDT;

+ Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;

+ Đánh giá về kỹ thuật;

+ Đánh giá về tài chính;

Quy trình 02

Áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, sử dụng phương pháp “giá thấp nhất” và các E-HSDT đều không có bất kỳ ưu đãi nào:

+ Căn cứ vào biên bản mở thầu, Hệ thống tự động xếp hạng nhà thầu theo giá dự thầu thấp nhất (không phải phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu trong trường hợp này);

+ Đánh giá tính hợp lệ E-HSDT của nhà thầu xếp hạng thứ nhất;

+ Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu xếp hạng thứ nhất;

+ Đánh giá về kỹ thuật của nhà thầu xếp hạng thứ nhất.

Trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ nhất không đáp ứng thì đánh giá đối với nhà thầu xếp hạng tiếp theo.

- Đối với gói thầu áp dụng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, căn cứ vào E-HSDT của các nhà thầu đã nộp trên Hệ thống và phương pháp đánh giá E-HSDT quy định trong E-HSMT, bên mời thầu được chọn một trong hai quy trình quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 28 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT để đánh giá E-HSDT.

Quy trình 02 chỉ thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT .

(2) Trường hợp chỉ có 01 nhà thầu tham dự thầu hoặc chỉ có 01 nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì không cần xác định giá đánh giá (trong trường hợp gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá), điểm tổng hợp (trong trường hợp gói thầu áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá), không cần xác định ưu đãi, không cần xếp hạng nhà thầu.

(3) Sau khi đánh giá E-HSDT, tổ trưởng tổ chuyên gia đính kèm bản scan báo cáo đánh giá E-HSDT (có chữ ký của tất cả thành viên trong tổ chuyên gia) trên Hệ thống.

Tổ trưởng tổ chuyên gia chịu trách nhiệm về sự thống nhất giữa bản báo cáo đánh giá E-HSDT scan đính kèm trên Hệ thống và bản báo cáo đánh giá E-HSDT bằng giấy có chữ ký của các thành viên trong tổ chuyên gia.

1,411 lượt xem
Nhà thầu Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nhà thầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điều kiện để nhà đầu tư tham gia hợp lệ chỉ định thầu là gì? Nhà thầu cá nhân có được tham gia chỉ định thầu rút gọn không?
Pháp luật
Có bao nhiêu phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư? Hạn mức chỉ định thầu được quy định như thế nào? Quy trình chỉ định thầu thông thường là gì?
Pháp luật
Nhà thầu có bắt buộc phải đấu thầu do Ủy ban nhân dân xã tổ chức để lựa chọn tổ thu gom rác thải hay không?
Pháp luật
Theo quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng thì nhà thầu có thể vừa thi công vừa thẩm tra vừa thiết kế được không?
Pháp luật
Nhà thầu cung cấp thông tin không chính xác thì có phải là gian lận thầu không? Nhà thầu có liên quan có thể khiếu nại hành vi trên được không?
Pháp luật
Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đơn giản áp dụng phương pháp giá thấp nhất nhà thầu được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện nào?
Pháp luật
Nghiệm thu công việc, công trình xây dựng đối với nhà thầu liên danh được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhà thầu chính phải sử dụng nhà thầu phụ đảm nhận công việc do không đáp ứng được giấy phép thì nhà đầu tư có quyền loại bỏ nhà thầu chính không?
Pháp luật
Tư cách hợp lệ của nhà thầu được xác định dựa trên những tiêu chí nào? Nhà thầu có thể liên danh với một công ty khác để tiến hành dự thầu được không?
Pháp luật
Nhà thầu là đơn vị sự nghiệp công lập nộp hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà thầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà thầu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào