Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa 3 bên 2024 file word mới nhất? Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa 3 bên 2024 file word?
- Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa 3 bên 2024 file word mới nhất? Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa 3 bên 2024 file word?
- Trước khi ký biên bản giao nhận hàng hóa 3 bên, có được kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng hay không?
- Hàng hóa không được bảo quản, đóng gói có được xem là hàng hoá không phù hợp với hợp đồng hay không?
Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa 3 bên 2024 file word mới nhất? Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa 3 bên 2024 file word?
Hiện nay, Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật khác chưa có hướng dẫn mẫu biên bản giao nhận hàng hóa 3 bên và mẫu biên bản bàn giao hàng hóa 3 bên.
Các cá nhân, tổ chức, đơn vị có thể tham khảo mẫu dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa 3 bên 2024 file word mới nhất.
TẢI VỀ: Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa 3 bên 2024 file word mới nhất.
Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa 3 bên 2024 file word mới nhất? Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa 3 bên 2024 file word? (Hình từ Internet)
Trước khi ký biên bản giao nhận hàng hóa 3 bên, có được kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng hay không?
Căn cứ theo Điều 44 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng
1. Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.
2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.
3. Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
4. Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
5. Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
Theo đó, việc kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng phải tuân thủ nguyên tắc sau:
(1) Nếu các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.
(2) Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại (1) phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép;.
Trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.
Lưu ý:
+ Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
+ Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
Hàng hóa không được bảo quản, đóng gói có được xem là hàng hoá không phù hợp với hợp đồng hay không?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;
d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
2. Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, chỉ khi hàng hóa không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường thì mới xem là hàng hoá không phù hợp với hợp đồng.
Trong trường hợp này, bên mua có quyền từ chối nhận hàng.
Ngoài ra, các trường hợp sau cũng được xem là hàng hoá không phù hợp với hợp đồng và bên mua có quyền từ chối nhận hàng:
(1) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
(2) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
(3) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?