Mẫu báo cáo tình hình tai nạn lao động cả năm 2023 thế nào? Khi nào gửi báo cáo tình hình tai nạn lao động cả năm 2023?
Mẫu báo cáo tình hình tai nạn lao động cả năm 2023 thế nào?
Mẫu báo cáo tình hình tai nạn lao động cả năm 2023 được quy định tại Phụ lục XII Mẫu báo cáo ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:
>> Tải về mẫu báo cáo hình hình tai nạn lao động cả năm 2023 tại đây.
Mẫu báo cáo tình hình tai nạn lao động cả năm 2023 thế nào? Khi nào gửi báo cáo tình hình tai nạn lao động cả năm 2023? (Hình từ internet)
Khi nào gửi báo cáo tình hình tai nạn lao động cả năm 2023?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Thời Điểm, mẫu báo cáo tai nạn lao động
Việc báo cáo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:
1. Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định này. Báo cáo gửi bằng một trong các hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; báo cáo tình hình tai nạn lao động cả năm được gửi trước ngày 10/01/2024.
Báo cáo không đúng thời hạn về tai nạn lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không thống kê tai nạn lao động; không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không chính xác hoặc báo cáo không đúng thời hạn về sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.
Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì người sử dụng lao động khi có hành vi báo cáo không đúng thời hạn về tai nạn lao động thì bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý: mức phạt nêu trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Do đó, đối với tổ chức vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Khi nào người lao động được hưởng trợ cấp tai nạn lao động?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Trợ cấp tai nạn lao động
1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).
2. Nguyên tắc trợ cấp: Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
3. Mức trợ cấp:
a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;
b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
- Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);
- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).
...
Như vậy, người lao động được hưởng trợ cấp tai nạn lao động khi:
- Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
- Nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?