Mẫu Báo cáo tình hình tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục mới nhất?
- Mẫu Báo cáo tình hình tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục được quy định như thế nào?
- Hướng dẫn ghi Báo cáo tình hình tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục?
- Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục là gì?
Mẫu Báo cáo tình hình tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục được quy định như thế nào?
Hiện nay Mẫu Báo cáo tình hình tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục được quy định tại Mẫu số B01a - DNN ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC:
Tải Mẫu Báo cáo tình hình tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục: tại đây
Mẫu Báo cáo tình hình tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục mới nhất?
Hướng dẫn ghi Báo cáo tình hình tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục?
Dựa vào Mẫu số B01a - DNN ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, một số mục trong Báo cáo tình hình tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục được hướng dẫn như sau:
(1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.
(2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
(3) Đối với doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì “Số cuối năm” có thể ghi là “31.12.X”; “Số đầu năm” có thể ghi là “01.01.X”.
(4) Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục là gì?
Căn cứ Điều 73 Thông tư 133/2016/TT-BTC có quy định về nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
- Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).
- Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.
- Phân loại tài sản và nợ phải trả: Tài sản và nợ phải trả trên Báo cáo tình hình tài chính được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần hoặc trình bày thành ngắn hạn và dài hạn. Riêng Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
- Trường hợp Báo cáo tình hình tài chính trình bày thành ngắn hạn và dài hạn:
Trên Báo cáo tình hình tài chính, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
+ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh thông thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:
++ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn;
++ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.
+ Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh thông thường dài hơn 12 tháng thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
++ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn;
++ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh thông thường được xếp vào loại dài hạn.
Trường hợp này, doanh nghiệp phải thuyết minh rõ đặc điểm xác định chu kỳ kinh doanh thông thường, thời gian bình quân của chu kỳ kinh doanh thông thường, các bằng chứng về chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động.
+ Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày như điểm a mục này.
- Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt. Chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.
- Các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của kỳ báo cáo.
Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố bằng cách báo cáo lại trên cột thông tin so sánh, không điều chỉnh vào kỳ báo cáo. Riêng doanh nghiệp siêu nhỏ được điều chỉnh sai sót của các kỳ trước vào kỳ phát hiện sai sót.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?