Mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được mới nhất quy định như thế nào?
- Mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như thế nào?
- Thời hạn gửi báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động năm 2023 là khi nào?
- Thời gian chốt số liệu báo cáo trong chế độ báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động năm 2023 là ngày mấy?
- Yêu cầu chung về việc ban hành chế độ báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là gì?
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 01/2023/TT-BXD quy định mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thực hiện theo Mẫu tại Phụ lục Id ban hành kèm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, có dạng như sau:
Tải mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tại đây: tải
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như thế nào?
Thời hạn gửi báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động năm 2023 là khi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 01/2023/TT-BXD quy định về thời hạn gửi Báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động như sau:
Báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm gửi báo cáo về Bộ Xây dựng trước ngày 15 tháng 12 hằng năm để tổng hợp, theo dõi.
...
Như vậy, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm gửi Báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động về Bộ Xây dựng trước ngày 15/12/2023 để tổng hợp, theo dõi.
Thời gian chốt số liệu báo cáo trong chế độ báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động năm 2023 là ngày mấy?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư 01/2023/TT-BXD và khoản 4 Điều 12 Nghị định 09/2019/NĐ-CP thì thời gian chốt số liệu báo cáo trong chế độ báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động năm 2023 như sau:
Thời gian chốt số liệu báo cáo trong chế độ báo cáo định kỳ
1. Báo cáo định kỳ hằng tháng: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo.
2. Báo cáo định kỳ hằng quý: Tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.
3. Báo cáo định kỳ 6 tháng: Thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
4. Báo cáo định kỳ hằng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Như vậy, thời gian chốt số liệu báo cáo trong chế độ báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động năm 2023 tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Yêu cầu chung về việc ban hành chế độ báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là gì?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định yêu cầu chung về việc ban hành chế độ báo cáo như sau:
Yêu cầu chung về việc ban hành chế độ báo cáo
1. Tên báo cáo
Tên báo cáo phải bảo đảm rõ ràng, ngắn gọn và thể hiện được bao quát nội dung, phạm vi yêu cầu báo cáo.
2. Nội dung yêu cầu báo cáo
Nội dung yêu cầu báo cáo phải bảo đảm cung cấp những thông tin cần thiết nhằm phục vụ mục tiêu quản lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; đồng thời, nội dung yêu cầu báo cáo phải rõ ràng, dễ hiểu, tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện báo cáo.
Tùy từng trường hợp cụ thể, nội dung yêu cầu báo cáo có thể chỉ có phần lời văn, chỉ có phần số liệu hoặc bao gồm cả phần lời văn và phần số liệu.
3. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo
a) Chế độ báo cáo phải xác định rõ đối tượng thực hiện báo cáo (bao gồm cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức, cá nhân) và xác định cụ thể tên cơ quan nhận báo cáo;
b) Việc quy định đối tượng thực hiện báo cáo phải bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đối tượng thực hiện báo cáo.
4. Phương thức gửi, nhận báo cáo
Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Tùy theo điều kiện thực tế và yêu cầu của cơ quan ban hành chế độ báo cáo, báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi trực tiếp;
b) Gửi qua dịch vụ bưu chính;
c) Gửi qua Fax;
d) Gửi qua hệ thống thư điện tử;
đ) Gửi qua hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng.
e) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo và thời hạn gửi báo cáo
a) Thời gian chốt số liệu báo cáo được xác định dựa trên nhu cầu thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và đặc thù của ngành, lĩnh vực quản lý. Thời gian chốt số liệu báo cáo phải thống nhất với thời gian chốt số liệu của các chế độ báo cáo khác trong cùng ngành, lĩnh vực để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thực hiện báo cáo;
b) Thời hạn gửi báo cáo được xác định căn cứ vào đối tượng thực hiện báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm kết thúc việc lấy số liệu báo cáo, nhưng phải bảo đảm thời gian không ít hơn 01 ngày làm việc tính từ thời điểm kết thúc việc lấy số liệu báo cáo đến thời hạn gửi báo cáo hoặc ước tính thời gian từ khi nhận được báo cáo để tổng hợp đến thời gian hoàn thành báo cáo và gửi đi.
Thời hạn gửi báo cáo định kỳ đối với trường hợp báo cáo phức tạp, có nhiều đối tượng thực hiện và phải tổng hợp qua nhiều cơ quan, nhiều cấp khác nhau thì quy định rõ thời hạn đối với từng đối tượng, từng cấp báo cáo đó;
c) Đối với báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất, thời gian chốt số liệu và thời hạn gửi báo cáo thực hiện theo yêu cầu của cơ quan ban hành chế độ báo cáo.
...
9. Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo
Đối với các chế độ báo cáo phức tạp, có nhiều đối tượng thực hiện và phải tổng hợp qua nhiều cơ quan trung gian khác nhau thì cơ quan ban hành chế độ báo cáo phải hướng dẫn quy trình thực hiện, trong đó nêu rõ thời gian chốt số liệu báo cáo thống nhất chung cho các đối tượng; mẫu đề cương, biểu mẫu số liệu và thời hạn gửi báo cáo phù hợp với từng đối tượng thực hiện.
Theo đó, báo cáo được ban hành phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?