Mẫu báo cáo tài chính dành cho công đoàn cơ sở 2024? Ngân sách nhà nước TW hỗ trợ công đoàn trong những khoản nào?
Mẫu báo cáo tài chính dành cho công đoàn cơ sở 2024?
Theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 thì công đoàn cơ sở lập báo cáo tài chính 1 năm 1 lần theo quy định của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
Báo cáo tài chính dành cho công đoàn cơ sở 2024 bao gồm hai phần:
(1) Báo cáo dự toán thu, chi TCCĐ
(2) Báo cáo quyết toán thu, chi TCCĐ
Hai báo cáo trên thực hiện thống nhất theo mẫu ban hành kèm theo Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021.
Tải về Mẫu Báo cáo dự toán thu, chi TCCĐ
Tải về Mẫu Báo cáo quyết toán thu, chi TCCĐ.
Mẫu báo cáo tài chính dành cho công đoàn cơ sở 2024? (Hình ảnh từ Internet)
Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở quy định như thế nào và có nhiệm vụ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Mục I Hướng dẫn 47/HD-TLĐ năm 2021 thì:
(*) Bộ máy quản lý tài chính quy định như sau:
Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở gồm chủ tài khoản, kế toán và thủ quỹ.
Chủ tịch công đoàn cơ sở là chủ tài khoản. Đối với Công đoàn cơ sở có đông đoàn viên, người lao động Chủ tịch công đoàn cơ sở có thể phân công Phó Chủ tịch hoặc ủy viên thường vụ phụ trách công tác tài chính và ủy quyền chủ tài khoản.
Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở phân công người có nghiệp vụ kế toán làm kiêm nhiệm kế toán, kiêm nhiệm thủ quỹ công đoàn (công đoàn cơ sở không được bố trí Chủ tài khoản kiêm kế toán; kế toán kiêm thủ quỹ). Đối với công đoàn cơ sở có tổ chức bộ máy kế toán (có 2 kế toán viên trở lên), Ban Chấp hành công đoàn cơ sở phân công người làm nhiệm vụ kế toán trưởng.
Công đoàn bộ phận phân công 01 ủy viên Ban chấp hành công đoàn bộ phận trực tiếp phụ trách công tác tài chính để tổ chức thu, nộp đoàn phí; thanh quyết toán các khoản chi tiêu với công đoàn cơ sở theo phân cấp của công đoàn cơ sở.
(*) Nhiệm vụ của bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở
- Lập dự toán thu, chi tài chính công đoàn cơ sở gắn với chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm trình Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở thông qua, báo cáo công đoàn cấp trên xét duyệt.
- Tổ chức thực hiện dự toán: Đôn đốc đoàn viên đóng đoàn phí; đôn đốc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn; xây dựng Quy chế thu, chi, quản lý tài chính, tài sản nội bộ của công đoàn cơ sở trình Ban Chấp hành công đoàn cơ sở phê duyệt; tổ chức chi tiêu phục vụ hoạt động của công đoàn cơ sở theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn và Quy chế thu, chi, quản lý tài chính, tài sản nội bộ của công đoàn cơ sở. Đoàn phí công đoàn do tổ trưởng công đoàn trực tiếp thu và nộp cho công đoàn bộ phận hoặc công đoàn cơ sở. Trường hợp thu đoàn phí qua lương, công đoàn cơ sở quy định việc nộp tiền đoàn phí đã thu cho công đoàn cơ sở theo đúng quy định.
- Làm công tác kế toán: lập chứng từ thu, chi; mở sổ, ghi sổ kế toán; lập báo cáo quyết toán thu, chi tài chính hàng năm trình Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở thông qua để gửi lên công đoàn cấp trên.
- Lưu trữ chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, thực hiện bàn giao kế toán khi thay đổi chủ tài khoản, kế toán, thủ quỹ; hướng dẫn nghiệp vụ cho mạng lưới tài chính của công đoàn cơ sở (bộ phận, tổ công đoàn).
- Cung cấp tài liệu kế toán phục vụ công tác kiểm tra công đoàn đồng cấp, công đoàn cấp trên, của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Ngân sách nhà nước TW hỗ trợ công đoàn trong những khoản nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì các nội dung sau được ngân sách trung ương hỗ trợ:
- Kinh phí đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế.
- Trường hợp dự toán nguồn thu tài chính công đoàn không đảm bảo dự toán chi hoạt động thường xuyên hợp lý của hệ thống tổ chức công đoàn và hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn: Vào thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng dự toán thu đối với các nguồn quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 26 Luật công đoàn và dự toán chi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật công đoàn theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu chung của Nhà nước quy định đối với cơ quan hành chính sự nghiệp, gửi Bộ Tài chính thẩm định phần chênh lệch thiếu, tổng hợp và trình Chính phủ để trình Quốc hội quyết định hỗ trợ.
- Kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trực tiếp thực hiện.
- Kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công đoàn ngành trung ương và công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (nếu có).
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.
- Kinh phí đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chi đầu tư phát triển của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?