Mẫu báo cáo kết quả thực hiện Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024 chi tiết cho các đơn vị?
Mẫu báo cáo kết quả thực hiện Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024 chi tiết cho các đơn vị?
Tham khảo mẫu báo cáo kết quả thực hiện Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024 chi tiết cho các đơn vị như sau:
TẢI VỀ Mẫu báo cáo kết quả thực hiện Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024 chi tiết.
Mẫu báo cáo kết quả thực hiện Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024 chi tiết cho các đơn vị? (Hình từ Internet)
Nội dung tập trung hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024 là gì?
Theo Thông báo từ Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường đã nêu rõ nội dung tập trung hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024 như sau:
Đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt là quy định bắt buộc trong việc phân loại rác thải tại nguồn chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024 (tại khoản 1 Điều 79 và khoản 1 Điều 75 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2020). Lồng ghép nội dung về kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phát triển bền vững trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Tiếp tục phát động các phong trào cộng đồng như: ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây, cải thiện, phục hồi môi trường tại các đô thị, khu dân cư và vùng lân cận, nhất là trên các hồ, sông, kênh, rạch; làm sạch biển, khu vực ven bờ trong đó tập trung vào việc thu gom, thu hồi các sản phẩm làm từ nhựa, bao bì, túi nilon khó phân hủy và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định và bàn giao bãi biển, khu vực ven bờ đã làm sạch cho các tổ chức, đơn vị có trách nhiệm quản lý để không tái diễn tình trạng ô nhiễm môi trường biển.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục bảo vệ môi trường trong các chương trình đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ, giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn, phân loại chất thải tại nguồn, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải, từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy, khuyến khích phát triển, sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường.
Phối hợp với cơ quan quản lý thực hiện tuyên truyền về hoạt động kiểm soát, giám sát đối với khu vực tập trung nhiều nguồn thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, điểm nóng về ô nhiễm môi trường…; kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường không khí.
Bên cạnh việc xây dựng các tài liệu, ấn phẩm truyền thông và đăng tin, bài trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trọng tâm hướng tới là việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải nhựa, rác thải sinh hoạt tại nguồn phục vụ công tác tuyên truyền, thì các hoạt động hưởng ứng tại Lễ ra quân mang nhiều ý nghĩa cũng sẽ được tổ chức như: Trồng cây cảnh quan, làm sạch vệ sinh môi trường, đạp xe tuần hành bảo vệ môi trường với chủ đề “Hành trình xanh – Cùng chung tay bảo vệ môi trường” nhằm tuyên truyền thông điệp: Giảm phát thải hướng tới chống biến đổi khí hậu.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường gồm:
- Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
- Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
- Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
- Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?
- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?
- Bạo lực học đường là hành vi như thế nào? Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường được thực hiện như thế nào?
- Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?