Mẫu bản cam kết không tái phạm nội quy công ty mới nhất? Quy định nội quy lao động như thế nào?

Mẫu bản cam kết không tái phạm nội quy công ty mới nhất? Quy định nội quy lao động như thế nào?

Mẫu bản cam kết không tái phạm nội quy công ty mới nhất?

Hiện nay, mẫu bản cam kết không tái phạm nội quy công ty là văn bản mà nhân viên ký để cam kết sẽ tuân thủ các quy định của công ty sau khi vi phạm và chịu các hình thức xử lý nhất định.

Mẫu bản cam kết không tái phạm nội quy công ty thường bao gồm thông tin cá nhân của nhân viên, mô tả ngắn gọn về vi phạm trước đó, cam kết không tái phạm, và các hình thức xử lý nếu vi phạm tái diễn. Mẫu bản cam kết không tái phạm nội quy công ty giúp tạo động lực cho nhân viên cải thiện thái độ làm việc và đảm bảo tuân thủ nội quy công ty trong thời gian tới.

Dưới đây là mẫu bản cam kết không tái phạm nội quy công ty:

>> Mẫu bản cam kết không tái phạm nội quy công ty: Tải về

*Lưu ý: Mẫu bản cam kết không tái phạm nội quy công ty chỉ mang tính chất tham khảo!

Mẫu bản cam kết không tái phạm nội quy công ty mới nhất? Quy định nội quy lao động như thế nào?

Mẫu bản cam kết không tái phạm nội quy công ty mới nhất? Quy định nội quy lao động như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Quy định nội quy lao động như thế nào?

Căn cứ Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội quy lao động tại Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 được quy định như sau:

(1) Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.

(2) Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương;

- Trật tự tại nơi làm việc: quy định phạm vi làm việc, đi lại trong thời giờ làm việc; văn hóa ứng xử, trang phục; tuân thủ phân công, điều động của người sử dụng lao động;

- An toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc: trách nhiệm chấp hành các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; vệ sinh, khử độc, khử trùng tại nơi làm việc;

- Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc: người sử dụng lao động quy định về phòng, chống quấy rối tình dục theo quy định tại Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;

- Bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động: quy định danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ; trách nhiệm, biện pháp được áp dụng để bảo vệ tài sản, bí mật; hành vi xâm phạm tài sản và bí mật;

- Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động: quy định cụ thể các trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Bộ luật Lao động 2019;

- Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động: quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật lao động; hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm;

- Trách nhiệm vật chất: quy định các trường hợp phải bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản; do làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tiêu hao vật tư quá định mức; mức bồi thường thiệt hại tương ứng mức độ thiệt hại; người có thẩm quyền xử lý bồi thường thiệt hại;

- Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động: người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.

(3) Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

(4) Nội quy lao động sau khi ban hành phải được gửi đến từng tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và thông báo đến toàn bộ người lao động, đồng thời niêm yết nội dung chính ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

Có những hình thức kỷ luật nào khi người lao động vi phạm kỷ luật?

Căn cứ Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:

- Khiển trách.

- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

- Cách chức.

- Sa thải.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
826 lượt xem
Nội quy công ty
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nội quy công ty có bắt buộc phải đăng ký không? Đăng ký nội quy công ty ở đâu?
Pháp luật
Tải về mẫu biên bản vi phạm nội quy công ty mới nhất dành cho doanh nghiệp? Biên bản vi phạm nội quy công ty là gì?
Pháp luật
Mẫu bản cam kết chấp hành nội quy công ty? NLĐ đã cam kết nhưng vi phạm, công ty được phép xử lý kỷ luật ở mức độ nào?
Pháp luật
Mẫu bản cam kết không tái phạm nội quy công ty mới nhất? Quy định nội quy lao động như thế nào?
Pháp luật
Nội quy công ty là gì? Mẫu bản tường trình của người lao động về việc vi phạm nội quy công ty mới nhất?
Pháp luật
Còn dư nhiều ngày phép năm và không vi phạm nội quy công ty có được thưởng tháng 13 vào dịp Tết Nguyên đán không?
Pháp luật
Người lao động vi phạm nội quy công ty thì công ty có được quyền chấm dứt hợp đồng lao động không?
Pháp luật
Nội quy công ty có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nếu có thì có phải đăng ký hay không?
Pháp luật
Công ty có quyền khấu trừ tiền lương của người lao động khi người lao động vi phạm nội quy công ty không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nội quy công ty

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nội quy công ty

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào