Lương hưu đối với cán bộ xã tham gia BHXH tự nguyện năm 2023 được giải quyết theo thủ tục như thế nào?
Hồ sơ giải quyết hưởng lương hưu đối với cán bộ xã tham gia BHXH tự nguyện gồm những gì?
Căn cứ Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 về Danh mục dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Hồ sơ giải quyết hưởng lương hưu đối với cán bộ xã tham gia BHXH tự nguyện được xác định theo khoản 8.2 tiểu mục 8 Mục III Phụ lục Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021.
Cụ thể, bao gồm:
- Bản chính Sổ BHXH;
- Bản chính Đơn đề nghị (Mẫu số 14-HSB);
- Bản chính Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa (trường hợp cán bộ xã đã có biên bản giám định y khoa để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) đối với người nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động;
Hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm khả năng lao động 61%) đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
- Bản chính Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong Quân đội có hưởng phụ cấp khu vực đối với người có thời gian phục vụ trong Quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực
- Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa (trường hợp thanh toán phí giám định y khoa).
Lương hưu đối với cán bộ xã tham gia BHXH tự nguyện năm 2023 được giải quyết theo thủ tục nào?
Thủ tục giải quyết hưởng lương hưu đối với cán bộ xã tham gia BHXH tự nguyện được thực hiện ra sao?
Căn cứ khoản 8.2 tiểu mục 8 Mục III Phụ lục Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, thủ tục giải quyết hưởng lương hưu đối với cán bộ xã tham gia BHXH tự nguyện được thực hiện như sau:
(1) Trình tự thực hiện
Bước 1. Lập, nộp hồ sơ:
Cán bộ xã lập hồ sơ theo quy định nộp cho cho cơ quan BHXH nơi cư trú.
Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 3. Nhận kết quả:
Cán bộ xã nhận kết quả giải quyết của cơ quan BHXH.
(2) Cách thức thực hiện
(1) Nộp hồ sơ:
- Qua giao dịch điện tử: Cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I- VAN); trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua bưu chính.
- Qua Bưu chính.
- Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
(2) Nhận kết quả:
- Hồ sơ giấy tờ liên quan theo hình thức đã đăng ký (trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua bưu chính hoặc qua giao dịch điện tử).
- Nhận lương hưu, trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:
+ Thông qua tài khoản cá nhân.
+ Qua Bưu chính.
Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại Dịch vụ công “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
(3) Thời hạn giải quyết
Tối đa 12 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định
(4) Kết quả giải quyết
- Quyết định về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng;
- Bản quá trình đóng BHXH;
- Thẻ BHYT.
- Tiền lương hưu, trợ cấp BHXH
Điều kiện để cán bộ xã đang tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu là gì?
Căn cứ khoản 8.2 tiểu mục 8 Mục III Phụ lục Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021, cán bộ xã đang tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu trong các trường hợp sau:
STT | Trường hợp | Điều kiện |
1 | Làm việc trong điều kiện bình thường | - Có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên - Đến tuổi nghỉ hưu theo quy định; |
2 | Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi | Người đang tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây: - Có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm; - Có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021); - Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; - Có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm và thời gian làm việc ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên. |
3 | Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 10 tuổi | Người đang tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp nhưng không quá 10 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây: - Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; - Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. |
4 | Trường hợp khác | Người đang tham gia BHXH tự nguyện, người bảo lưu thời gian đóng BHXH mà có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên có thể nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau: - Bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. - Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?