Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ bao lâu một lần?

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ bao lâu một lần?

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ bao lâu một lần?

Căn cứ tại Điều 69 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ như sau:

Tổ chức hội nghị người lao động
1. Hội nghị người lao động do ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước và Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) phối hợp tổ chức.
Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm tiếp theo do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định sau khi lấy ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có).
Hội nghị người lao động được tổ chức bất thường khi có đề xuất của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này.
2. Thành phần dự hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:
a) Đối với doanh nghiệp có sử dụng ít hơn 100 người lao động, thì tổ chức hội nghị toàn thể người lao động của doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Đối với doanh nghiệp có sử dụng từ 100 người lao động trở lên hoặc có dưới 100 người lao động nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc, thì người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể người lao động hoặc đại biểu người lao động phù hợp với đặc điểm tình hình của doanh nghiệp;
c) Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số người lao động của doanh nghiệp hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.
3. Nội dung, thành phần tham gia, thời điểm tổ chức, địa điểm, trình tự, trách nhiệm tổ chức hội nghị người lao động thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm tiếp theo do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định sau khi lấy ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có).

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ bao lâu một lần?

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ bao lâu một lần? (Hình từ Internet)

Tổ chức Hội nghị người lao động theo quy định năm 2024 thế nào?

Theo Hướng dẫn 11/HD-TLĐ năm 2024 Công đoàn tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành, cụ thể như sau:

Thời gian, hình thức, quy mô tổ chức Hội nghị người lao động

(1) Thời gian: Hội nghị người lao động được tổ chức ít nhất 1 năm một lần (đối với doanh nghiệp nhà nước vào quý I).

(2) Hình thức, quy mô tổ chức Hội nghị người lao động: Hội nghị trực tiếp hoặc hội nghị trực tuyến hoặc hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến, hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu (tùy vào quy mô, đặc điểm sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, NSDLĐ và BCH CĐCS thống nhất quyết định hình thức, quy mô tổ chức hội nghị cho phù hợp).

Thành phần tham dự Hội nghị người lao động

(1) Đối với hội nghị toàn thể: Là toàn thể NLĐ trong Công ty.

(2) Đối với hội nghị đại biểu: NSDLĐ thống nhất với BCH CĐCS phân bổ số lượng, cơ cấu phù hợp, đồng đều cho các bộ phận. Căn cứ vào số lượng phân bổ, các Tổ công đoàn phối hợp với chuyên môn chọn cử đại diện NLĐ đơn vị mình tham dự Hội nghị NLĐ cấp doanh nghiệp và cấp trên.

(3) Đại biểu đương nhiên bao gồm: Hội đồng quản trị; Ban Giám đốc; Ban kiểm soát; Kế toán trưởng, Trưởng phòng nhân sự; BCH CĐCS; đại diện cấp ủy đảng, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội (nếu có); ban thanh tra nhân dân (nếu có); đại diện BCH công đoàn cấp trên (nơi chưa có CĐCS).

Nội dung hội nghị người lao động

Hội nghị tập trung báo cáo, thảo luận các nội dung sau:

(1) Tình hình sản xuất kinh doanh của NSDLĐ;

(2) Việc thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;

(3) Điều kiện làm việc; môi trường làm việc;

(4) Kiến nghị (yêu cầu) của NLĐ, CĐCS đối với NSDLĐ;

(5) Kiến nghị (yêu cầu) của NSDLĐ với NLĐ và CĐCS;

(6) Nội dung khác mà hai bên quan tâm.

Công tác chuẩn bị hội nghị người lao động

- Trước thời gian dự kiến tổ chức hội nghị NLĐ 15 ngày, Giám đốc Công ty chủ trì triệu tập cuộc họp chuẩn bị hội nghị, tham gia cuộc họp gồm: Giám đốc, Chủ tịch CĐCS, đại diện các bộ phận có liên quan.

- Nội dung cuộc họp chuẩn bị thống nhất kế hoạch, nội dung, thời gian, địa điểm; số lượng, cơ cấu phân bổ đại biểu (nếu hội nghị đại biểu), phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

- Phân công trách nhiệm

+ NSDLĐ chuẩn bị: Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế công ty, điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động, kết quả giải quyết những đề xuất, kiến nghị của NLĐ, thực hiện nghị quyết hội nghị NLĐ lần trước.

+ BCH CĐCS chuẩn bị: Báo cáo tổng kết phong trào thi đua, hoạt động của CĐCS, tổng hợp kiến nghị, đề xuất của NLĐ, công tác chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, NLĐ.

+ NSDLĐ và Chủ tịch CĐCS thống nhất các nội dung công khai, nội dung lấy ý kiến biểu quyết tại hội nghị, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể của Công ty...

Chương trình hội nghị người lao động

Hội nghị NLĐ Công ty chỉ tổ chức khi có ít nhất 70% tổng số đại biểu triệu tập tham dự. Chương trình hội nghị diễn ra cụ thể như sau:

- Bầu chủ trì hội nghị, cử thư ký hội nghị (biểu quyết giơ tay).

- Thông qua Chương trình Hội nghị.

- Đại diện các bên trình bày các báo cáo tại điểm c khoản 5 Điều 11 Hướng dẫn 11/HD-TLĐ năm 2024.

- Đại biểu thảo luận, kiến nghị, đề xuất.

- NSDLĐ giải đáp thắc mắc; bàn giải pháp đảm bảo việc làm, thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cải tiến điều kiện làm việc...

- Phát biểu của lãnh đạo (nếu có).

- Ký kết, sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể (nếu có).

- Bầu thành viên tham gia đối thoại bên đại diện NLĐ (nếu có).

- Bầu Ban Thanh tra nhân dân đối với doanh nghiệp nhà nước (nếu có).

- Tổ chức khen thưởng, phát động thi đua, ký giao ước thi đua (nếu có).

- Thông qua Nghị quyết hội nghị.

Phổ biến, triển khai, giám sát thực hiện Nghị quyết hội nghị

- NSDLĐ phối hợp với BCH CĐCS tổ chức phổ biến nội dung Nghị quyết hội nghị đến toàn thể NLĐ trong Công ty.

- BCH CĐCS có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết hội nghị của NSDLĐ.

- Định kỳ 6 tháng một lần, NSDLĐ phối hợp với CĐCS tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết hội nghị; kết quả thực hiện, kiến nghị, đề xuất của NLĐ.

Những nội dung nào người lao động bàn và quyết định trong doanh nghiệp?

Căn cứ tại Điều 67 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định những nội dung người lao động bàn và quyết định trong doanh nghiệp gồm:

- Nội dung thương lượng tập thể đã đạt được theo quy định của pháp luật.

- Việc lập các loại quỹ và thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản từ thu nhập, đóng góp của người lao động.

- Việc bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân.

- Nội dung nghị quyết của hội nghị người lao động.

- Các nội dung tự quản khác trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.

1,824 lượt xem
Hội nghị người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy trình tổ chức Hội nghị người lao động
Pháp luật
Hình thức tổ chức hội nghị người lao động tại công ty? Nội dung hội nghị người lao động gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu biên bản hội nghị người lao động mới nhất là mẫu nào? Hội nghị người lao động được tổ chức từ cấp nào?
Pháp luật
Mẫu Nghị quyết hội nghị người lao động mới nhất hiện nay? Hội nghị người lao động tổ chức khi nào?
Pháp luật
Người chủ trì hội nghị người lao động có bắt buộc phải là Tổng giám đốc của công ty không? Thư ký hội nghị phải làm những công việc gì?
Pháp luật
Thời gian tổ chức hội nghị người lao động là do pháp luật quy định hay do doanh nghiệp tự quyết định?
Pháp luật
Có được miễn tổ chức hội nghị người lao động khi doanh nghiệp có dưới 10 người lao động không? Hội nghị này sẽ có những nội dung nào?
Pháp luật
Mẫu diễn văn khai mạc hội nghị người lao động hay nhất? Tải mẫu diễn văn khai mạc hội nghị người lao động ở đâu?
Pháp luật
Hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước được tổ chức bao lâu một lần? Thành phần tham dự hội nghị gồm có ai?
Pháp luật
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định thành phần dự hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước như thế nào?
Pháp luật
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định khi nào thì Hội nghị người lao động được tổ chức bất thường?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội nghị người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội nghị người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào