Luật Điện ảnh 2022: Bổ sung 02 trường hợp phải dừng phổ biến phim tại các nơi chiếu phim công cộng từ 01/01/2023?
Phổ biến phim là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Điện ảnh 2022 quy định về giải thích từ ngữ theo đó:
Phổ biến phim là việc đưa phim đến người xem thông qua các hình thức chiếu phim trong rạp chiếu phim, tại địa điểm chiếu phim công cộng, tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, trên hệ thống truyền hình, không gian mạng và phương tiện nghe nhìn khác.
Quy định của pháp luật hiện hành về chiếu phim lưu động, phát sóng phim trên hệ thống truyền hình?
Điều 34 Luật Điện ảnh 2006 được hướng dẫn bởi Điều 16 Nghị định 54/2010/NĐ-CP quy định về chiếu phim lưu động như sau:
- Nhà nước đầu tư máy chiếu phim nhựa hoặc phương tiện chiếu phim khác cho đội chiếu phim lưu động ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các vùng nông thôn khác.
- Nhà nước trang bị phương tiện vận chuyển cơ giới chuyên dụng cho đội chiếu phim lưu động thuộc tỉnh.
- Chi phí buổi chiếu phim ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và các vùng nông thôn khác thực hiện theo quy định của Chính phủ về vùng, miền.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
- Cơ sở chiếu phim tư nhân chiếu phim lưu động phục vụ ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện được thanh toán chi phí buổi chiếu như cơ sở chiếu phim nhà nước.
Khoản 1 Điều 35 Luật Điện ảnh 2006 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009 quy định về phát sóng phim trên hệ thống truyền hình như sau:
Phim có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc đã có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình.
Khoản 2 Điều 35 Luật Điện ảnh 2006 được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 54/2010/NĐ-CP quy định về phát sóng phim trên hệ thống truyền hình như sau:
“Điều 17. Tỷ lệ và thời gian phát sóng phim Việt Nam, phim dành cho trẻ em dưới 16 tuổi trên hệ thống truyền hình (quy định chi tiết thi hành khoản 2 Điều 35 Luật Điện ảnh)
1. Việc thực hiện phát sóng phim Việt Nam trong các đợt phim kỷ niệm ngày lễ của đất nước và phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại trên hệ thống truyền hình cả nước thực hiện theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Tỷ lệ thời lượng phát sóng phim truyện Việt Nam của mỗi đài truyền hình đạt ít nhất 30% so với tổng số thời lượng phát sóng phim, trong tỷ lệ đó phim truyện Việt Nam phải được phát sóng vào khoảng thời gian từ 20 giờ đến 22 giờ trong ngày, ngoài ra còn có thể phát sóng vào các giờ khác.
3. Thời lượng phát sóng phim dành cho trẻ em dưới 16 tuổi đạt ít nhất 5% so với tổng số thời lượng phát sóng phim; giờ phát sóng phim dành cho trẻ em dưới 16 tuổi kết thúc trước 22 giờ hàng ngày.”
Theo đó, tỷ lệ thời lượng phát sóng phim truyện Việt Nam của mỗi đài truyền hình đạt ít nhất 30% so với tổng số thời lượng phát sóng phim, trong tỷ lệ đó phim truyện Việt Nam phải được phát sóng vào khoảng thời gian từ 20 giờ đến 22 giờ trong ngày, ngoài ra còn có thể phát sóng vào các giờ khác.
Luật Điện ảnh 2022: Bổ sung 02 trường hợp phải dừng phổ biến phim tại các nơi chiếu phim công cộng từ 01/01/2023? (Hình từ internet)
Bổ sung quy định về dừng phổ biển phim theo Luật Điện ảnh 2022?
Căn cứ Điều 30 Luật Điện ảnh 2022 bổ sung quy định về dừng phổ biến phim theo đó:
“Điều 30. Dừng phổ biến phim
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định dừng phổ biến phim là cơ quan cấp Giấy phép phân loại phim, cơ quan tiếp nhận thông báo về nội dung, chương trình chiếu phim tại địa điểm chiếu phim công cộng hoặc cơ quan thanh tra theo quy định của Chính phủ.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định dừng phổ biến phim bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do, thời điểm, thời hạn dừng phổ biến phim đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật này;
b) Vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp.
3. Trường hợp có nhu cầu tiếp tục phổ biến phim, tổ chức gửi văn bản đề xuất việc tiếp tục phổ biến phim đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc tiếp tục phổ biến phim, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản đến tổ chức đã đề xuất việc phổ biến phim.
4. Tổ chức bị dừng phổ biến phim phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc dừng phổ biến phim và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, Luật Điện ảnh 2022 đã bổ sung thêm quy định về việc dừng phổ biến phim cụ thể:
- Vi phạm hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh: Kích động, chống đối, phá hoại việc thi hành Hiến pháp, pháp luật; chống phá Nhà nước; gây tổn hại lợi ích quốc gia, dân tộc; xúc phạm Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca; kích động chiến tranh, xâm lược; xuyên tạc lịch sử; xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác…
- Vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc khi có tình trạng khẩn cấp.
Luật Điện ảnh 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?