Lộ trình triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID tại TP. Hà Nội thế nào?
Lộ trình triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID tại TP. Hà Nội thế nào?
Căn cứ tại Chương III Kế hoạch 269/KH-UBND năm 2023, UBND TP. Hà Nội đưa ra lộ trình triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID như sau:
Giai đoạn 1:
- Hoàn thành các văn bản chỉ đạo điều hành, căn cứ triển khai hệ thống phần mềm Hồ sơ sức khoẻ điện tử.
- Xây dựng và từng bước hoàn thiện phần mềm phục vụ theo yêu cầu nghiệp vụ, chuyên môn, quản lý của Sở Y tế.
- Tập huấn, hướng dẫn sử dụng và cấp tài khoản, phân quyền cho 30 Trung tâm y tế quận huyện thị xã (54 phòng khám đa khoa quận huyện/thị xã và 579 trạm y tế xã/phường/thị trấn).
- Cấp tài khoản cho các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh lên phần mềm quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử.
- Tạo lập hồ sơ sức khoẻ người dân từ cơ sở dữ liệu đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; dữ liệu dân cư của người dân trên địa bàn Thành phố và chuẩn hoá thông tin.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền về phần mềm quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử; Số sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID cho người dân.
- Thời gian hoàn thành giai đoạn 1 trước ngày 31/12/2023.
Giai đoạn 2:
- Cập nhật kết quả khám, chữa bệnh người dân trên địa bản Thành phố đi khám tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập trên địa bản Thành phố lên kho dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử của thành phố Hà Nội.
- Cập nhật dữ liệu tiêm chủng của người dân lên phần mềm quản lý Hồ sơ sức khỏe điện tử của thành phố Hà Nội.
- Kết nối dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử của thành phố Hà Nội với CSDLQG về dân cư để làm sạch, xác minh thông tin.
- Kết nối, chia sẻ thông tin sức khỏe của người dân trên địa bàn Thành phố lên ứng dụng VneID của Bộ Công an.
- Kết nối dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử của thành phố Hà Nội với cơ sở dữ liệu quốc gia về đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Cập nhật, bổ sung các thông tin khám của người dân có sẵn như kết quả khám sàng lọc bệnh nhân không lây nhiễm, khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe người cao tuổi, khám học sinh/sinh viên... lên hệ thống.
- Rà soát, làm sạch dữ liệu người dân trên địa bàn Thành phố.
- Đánh giá kết quả triển khai thí điểm
- Thời gian hoàn thành giai đoạn 2 trước ngày 31/3/2024.
Giai đoạn 3:
- Phối hợp với Công an địa bản, các tổ chức đoàn thể (Tổ công nghệ số, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ...) thường xuyên rà soát thông tin hành chính của người dân biển động (còn thiếu, đã chuyển khỏi địa bản, tử vong...) lên hệ thống.
- Tiếp tục cập nhật lên hệ thống kết quả khám sức khoẻ của người dân.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát tiến độ, đánh giá kết quả triển khai áp dụng Hệ thống tại địa bàn của từng UBND các quận/huyện/xã phường để đưa vào tiêu chí đánh giá.
- Thời gian thực hiện giai đoạn 3 từ ngày 01/4/2024.
Lộ trình triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID tại TP. Hà Nội thế nào? (Hình từ internet)
Công dân Việt Nam đăng ký tài khoản định danh như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam như sau:
(1) Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 đươc thực hiện như sau: Công dân đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD.
Bước 1: Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNelD.
Bước 2: Công dân sử dụng ứng dụng VNelD để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD.
Thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD.
Bước 3: Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
(2) Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với công dân Việt Nam được thực hiện như sau:
+ Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:
Bước 1: Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử.
Bước 2: Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.
Bước 3: Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.
Bước 4: Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
+ Đối với công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chip điện tử: Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân.
Đăng ký tài khoản định danh điện tử có tốn tiền không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Chi phí cấp, sử dụng tài khoản định danh điện tử và sử dụng dịch vụ xác thực điện tử
1. Chủ thể danh tính điện tử là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam không phải thanh toán chi phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử và chi phí sử dụng tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ xác thực điện tử thanh toán chi phí cho tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì công dân Việt Nam đăng ký tài khoản định danh điện tử thì không phải thanh toán chi phí đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử và chi phí sử dụng tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
Tuy nhiên, trong trường hợp công dân đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 mà không có CCCD gắn chíp thì sẽ thực hiện đồng thời việc đăng ký tài khoản định danh với cấp thẻ CCCD.
Trong trường hợp này thì công dân sẽ phải đóng lệ phí cấp thẻ CCCD. Tại Thông tư 44/2023/TT-BTC có quy định về việc giảm 50% lệ phí cấp CCCD từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Do đó, trường hợp này công dân sẽ nộp lệ phí cấp thẻ CCCD là 15.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?