Lộ trình thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 như thế nào?
Lộ trình thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 như thế nào?
Căn cứ tại Mục 1 Chương IV Nghị quyết 168/NQ-CP 2023, quy định về lộ trình thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 được thực hiện theo hai giai đoạn như sau:
Giai đoạn thứ nhất (từ năm 2023 đến năm 2026):
- Trong giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung khắc phục những sơ hở bất cập của pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để đề xuất các nhiệm vụ cụ thể trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XV, Khóa XVI; chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
- Hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2023 - 2026 và sơ kết việc thực hiện vào năm 2026.
Giai đoạn thứ 2 (từ năm 2026 đến năm 2030):
- Phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn thứ nhất. Trên cơ sở sơ kết, căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng và tình hình thực tiễn xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Chiến lược giai đoạn 2026 - 2030 và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược.
- Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2031.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện Chiến lược và các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược.
Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức liên quan tham mưu giúp Chính phủ triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược; chủ động theo dõi, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược hằng năm, đề xuất sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chiến lược.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc "Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030"; kiến nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan báo chí cùng toàn thể Nhân dân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược này.
Lộ trình thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 như thế nào? (Hình từ internet)
Hành vi tham nhũng là những hành vi nào?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Phòng chống tham nhũng 2018, quy định các hành vi tham những gồm có như sau:
- Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
+ Tham ô tài sản;
+ Nhận hối lộ;
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
+ Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
+ Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
+ Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
- Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
+ Tham ô tài sản;
+ Nhận hối lộ;
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong phòng chống tham nhũng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Phòng chống tham nhũng 2018, quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng
1. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
2. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì công dân có quyền và nghĩa vụ trong phòng chống tham nhũng như sau:
- Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?