Link đọc Sách Kiên quyết kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng PDF của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Link đọc Sách Kiên quyết kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng PDF của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Cuốn Sách Kiên quyết kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một tài liệu quan trọng, chứa đựng những tư tưởng và định hướng chiến lược về cuộc chiến chống tham nhũng trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước. Nhiều độc giả quan tâm đến việc tìm kiếm phiên bản PDF của cuốn sách này để có thể nghiên cứu sâu hơn về những nội dung mà cố Tổng Bí thư đã đề cập.
Theo Thông báo từ BTC Cuộc thi Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2024 “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” trong có có thông tin về Link đọc sách Kiên quyết kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng (Link đọc cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng) như sau:
Hình thức: Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm, trực tuyến trên Trang thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam tại địa chỉ https://quangnam.dcs.vn.
Cuộc thi được tổ chức trong 05 kỳ; thời gian thi 01 tuần/01 kỳ; bắt đầu vào ngày 21/10/2024 và kết thúc vào ngày 24/11/2024.
Cách thức thi: Người tham gia dự thi trả lời câu hỏi trắc nghiệm trực tiếp trên máy tính hoặc các thiết bị di động có kết nối Internet bằng cách truy cập Trang thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam tại địa chỉ https://quangnam.dcs.vn.
>> Link đọc Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: TẠI ĐÂY |
Link đọc Sách Kiên quyết kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng PDF của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng? (Hình ảnh Internet)
Thực hiện giám sát công tác phòng, chống tham nhũng như thế nào?
Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng được quy định tại Điều 7 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:
- Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
- Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách.
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc phát hiện và xử lý tham nhũng.
- Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng.
- Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có nhiệm vụ như thế nào?
Tại Điều 5 Quy định 32-QĐ/TW năm 2021 về nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo như sau:
Nhiệm vụ 1. Tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định chủ trương, định hướng về cơ chế, chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Nhiệm vụ 2. Chỉ đạo, đôn đốc, điều hòa phối hợp, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Nhiệm vụ 3. Chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương thông qua hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm của mình làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng, tiêu cực; những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục.
Nhiệm vụ 4. Chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, xử lý các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Nhiệm vụ 5. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và cấp ủy viên, đảng viên có thẩm quyền trong xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực và xử lý thông tin về vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực do các cá nhân, tổ chức phát hiện, cung cấp, kiến nghị.
Nhiệm vụ 6. Chỉ đạo tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; định hướng cung cấp thông tin về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo xử lý vi phạm quy định về quản lý, cung cấp thông tin về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và những hành vi lợi dụng việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây mất đoàn kết nội bộ.
Nhiệm vụ 7. Tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?