Lịch tựu trường 2024 2025 mầm non? Chính thức học sinh mầm non đi học lại vào ngày nào 2024?
Lịch tựu trường 2024 2025 mầm non? Chính thức học sinh mầm non đi học lại vào ngày nào 2024?
Ngày 01/8/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 về việc quy định Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, trong đó có Lịch tựu trường và lịch khai giảng năm học 2024 – 2025.
Theo đó, căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định về khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non như sau:
Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
Như vậy, Lịch tựu trường 2024 2025 mầm non sẽ sớm trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Tổ chức khai giảng vào ngày 05/9/2024.
Do đó, học sinh mầm non sẽ chính thức đi học lại vào ngày 29 tháng 8 năm 2024.
Lịch tựu trường 2024 2025 mầm non? Chính thức học sinh mầm non đi học lại vào ngày nào 2024? (Hình ảnh Internet)
Giáo viên mầm non phải thực hiện phương pháp giáo dục nào khi dạy trẻ mầm non?
Căn cứ tại Điều 24 Luật Giáo dục 2019 về yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non như sau:
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non
1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; hài hòa giữa bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục trẻ em; phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, trí tuệ, thẩm mỹ; tôn trọng sự khác biệt; phù hợp với các độ tuổi và liên thông với giáo dục tiểu học.
2. Phương pháp giáo dục mầm non được quy định như sau:
a) Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý;
b) Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.
Theo đó, giáo viên mầm non phải thực hiện phương pháp giáo dục sau:
- Giáo dục nhà trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, tạo sự gắn bó giữa người lớn với trẻ em; kích thích sự phát triển các giác quan, cảm xúc và các chức năng tâm sinh lý;
- Giáo dục mẫu giáo phải tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi, trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ em.
Trường giáo dục mầm non có được giao quyền chủ động trong chương trình giáo dục hay không?
Theo hướng dẫn tại tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục II Công văn 4216/BGDĐT-GDMN năm 2022 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành như sau:
MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục
...
1.2. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục theo hướng phân cấp, phân quyền, tự chủ gắn với cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình
- Giao quyền tự chủ về quản lý thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình trước xã hội, người học, cơ quan quản lý; tăng cường sự tham gia của gia đình và xã hội trong giám sát các hoạt động của cơ sở giáo dục; tăng cường công tác đối thoại giữa nhà trường với cha mẹ trẻ và các tổ chức, cá nhân liên quan về các vấn đề xã hội đang quan tâm. Giao quyền chủ động cho CSGDMN, CBQL, giáo viên trong công tác lập Kế hoạch, phát triển chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.
- Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, quản trị nhà trường; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong GDMN; đổi mới hình thức, nội dung sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và thực hiện công khai theo quy định.
- Thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính trong các cơ sở GDMN; tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản thu đầu năm học; xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý tài chính nhằm chấn chỉnh tình trạng lạm thu, thu sai quy định trong các cơ sở GDMN.
- Tăng cường đổi mới hình thức, nội dung sinh hoạt chuyên môn bảo đảm đúng quy định, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi cơ sở GDMN; sử dụng hệ thống hồ sơ sổ sách đúng quy định, khoa học, tinh gọn, hiệu quả đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ trong cơ sở GDMN; thực hiện các biện pháp chấn chỉnh việc lạm dụng hồ sơ sổ sách trong cơ sở GDMN2.
Theo đó, trong công tác nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục thì sẽ thực hiện giao quyền chủ động cho CSGDMN, CBQL, giáo viên trong công tác lập Kế hoạch, phát triển chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.
Như vậy, chiếu theo quy định trên thì trường giáo dục mầm non sẽ được giao quyền chủ động trong chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?