Lịch thi vào lớp 10 THPT tỉnh Bắc Ninh 2024 thế nào? Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Bắc Ninh thi bao nhiêu môn?
Lịch thi vào lớp 10 THPT tỉnh Bắc Ninh 2024 thế nào?
Ngày 28 tháng 3 năm 2024, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã có Quyết định 117/QĐ-UBND tải về việc Phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 và lớp 10 THPT Chuyên Bắc Ninh năm học 2024 - 2025.
Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Phần I Chương B Quyết định 117/QĐ-UBND 2024 nêu rõ lịch thi vào lớp 10 THPT tỉnh Bắc Ninh 2024 đối với trường công lập không chuyên và THPT Chuyên Bắc Ninh như sau:
- Ngày 06, 07/6/2024: Thi 03 môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh.
- Ngày 08/6/2024: Thi môn chuyên.
Như vậy, lịch thi vào lớp 10 THPT tỉnh Bắc Ninh 2024 diễn ra từ ngày 06-08/6/2024.
Lịch thi vào lớp 10 THPT tỉnh Bắc Ninh 2024 thế nào? Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Bắc Ninh thi bao nhiêu môn? (Hình từ Internet)
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Bắc Ninh thi bao nhiêu môn?
Theo Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Phần I Chương B Quyết định 117/QĐ-UBND 2024 thì kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Bắc Ninh sẽ thi các môn như sau:
- Thí sinh ĐKDT vào lớp 10 THPT công lập không chuyên dự thi 03 môn:
+ Toán: Thời gian làm bài 120 phút, đề thi gồm 2 phần:
++ Phần Trắc nghiệm (4,0 điểm), thời gian làm bài 50 phút;
++ Phần Tự luận (6,0 điểm), thời gian làm bài 70 phút.
+ Ngữ văn: Thời gian làm bài 120 phút, hình thức thi Tự luận.
+ Tiếng Anh: Thời gian làm bài 60 phút, hình thức thi Trắc nghiệm.
- Thí sinh ĐKDT vào lớp 10 THPT Chuyên Bắc Ninh ngoài việc dự thi 03 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh phải dự thi thêm môn thứ tư (môn chuyên): Thời gian làm bài 150 phút, hình thức thi Tự luận.
+ Riêng thí sinh đăng ký vào lớp chuyên Tin học sẽ dự thi môn Toán.
+ Thí sinh đăng ký vào lớp chuyên Tiếng Anh và chuyên Tiếng Trung sẽ dự thi môn Tiếng Anh.
Lưu ý: Môn thi Tiếng Anh có phần nghe. Bài thi của các môn chấm theo thang điểm 10, điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.
Hồ sơ nhập học lớp 10 gồm có những giấy tờ gì? Thủ tục nhập học ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Hồ sơ tuyển sinh
1. Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
2. Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
3. Học bạ cấp trung học cơ sở.
4. Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
5. Giấy xác nhận do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở từ những năm học trước) không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật.
Theo như quy định trên, hồ sơ nhập học lớp 10 bao gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Học bạ cấp trung học cơ sở.
- Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).
- Giấy xác nhận do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở từ những năm học trước) không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật.
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của từng trường.
Đồng thời tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Lập kế hoạch tuyển sinh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung chính sau: địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên, tổ chức công tác tuyển sinh trung học phổ thông.
Riêng đối với những địa phương chọn phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển cần có thêm các nội dung sau:
a) Môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm;
b) Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo bài thi; công tác ra đề thi, sao in, gửi đề thi.
2. Hướng dẫn công tác tuyển sinh cho các phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông.
3. Ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường trung học phổ thông. Tiếp nhận hồ sơ của các hội đồng tuyển sinh, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
5. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm lập kế hoạch tuyển sinh lớp 10, thủ tục nhập học lớp 10 sẽ tùy thuộc vào kế hoạch tuyển sinh của từng sở giáo dục.
Tuy nhiên, thủ tục nhập học lớp 10 cơ bản có những bước sau:
Bước 1: Xem kết quả cũng như điểm chuẩn và điểm thi tại các trường THPT mà mình đăng ký nguyện vọng.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ nhập học. (Lưu ý: chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ trước ngày làm thủ tục nhập học ít nhất 1 tuần)
Bước 4: Phụ huynh, học sinh tiến hành làm thủ tục nhập học tại trường theo danh sách trúng tuyển.
Bước 5: Nhận lớp, nhận giáo viên chủ nhiệm và chuẩn bị các công tác cho năm học mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?