Lịch tháng 10 2024 âm và dương bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy? Tháng 10 NLĐ có được nghỉ làm việc vào ngày nào không?
Lịch tháng 10 2024 âm và dương bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy?
Xem thêm: Lịch vạn niên tháng 11 2024? Lịch Âm Dương tháng 11
Lịch âm, lịch dương và lịch vạn niên là 3 loại lịch phổ biến được sử dụng trên mỗi quốc gia.
Lịch âm, lịch dương là cuốn lịch được dùng cho nhiều năm và được biên soạn theo chu kỳ ngày tháng năm. Dưới đây là lịch tháng 10 2024 âm và dương đầy đủ, chi tiết nhất:
Lịch tháng 10 2024 âm và dương chi tiết như sau:
LỊCH THÁNG 10 DƯƠNG LỊCH 2024:.
*Số ở trên là ngày dương lịch, số ở dưới là ngày âm lịch
LỊCH THÁNG 10 ÂM LỊCH 2024:
*Số ở trên là ngày dương lịch, số ở dưới là ngày âm lịch
Như vậy, theo lịch tháng 10 âm và dương trên thì tháng 10 bắt đầu và kết thúc các ngày như sau:
- Lịch tháng 10 dương bắt đầu vào ngày 1/10/2024 (nhằm ngày 29/8/2024 âm lịch) và kết thúc vào ngày 31/10/2024 (nhằm ngày 29/9/2024 âm lịch).
- Lịch tháng 10 âm bắt đầu vào ngày 1/10/2024 (nhằm ngày 1/11/2024 dương lịch) và kết thúc vào ngày 30/10/2024 (nhằm ngày 30/11/2024 dương lịch).
Lịch tháng 10 2024 âm và dương bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy? Tháng 10 NLĐ có được nghỉ làm việc vào ngày nào không? (Hình từ internet)
Tháng 10 người lao động có được nghỉ làm việc vào ngày nào không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Ngoài ra, tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, ngày nghỉ hằng tuần sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Thường thì ngày nghỉ hằng tuần sẽ rơi vào thứ bảy và chủ nhật.
Như vậy, tháng 10 không có ngày nào thuộc một trong những ngày lễ mà người lao động được nghỉ theo quy định. Do đó người lao động có lịch làm việc vẫn phải đi làm bình thường.
Trong tháng 10 nếu ngày nào trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ làm.
Ngoài ra, người lao động cũng có thể chủ động xin nghỉ phép theo diện phép năm hoặc nghỉ không lương.
Ngày 10 tháng 10 có phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, tháng 10 không có ngày nào nằm trong các ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?
- Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình gồm những sự cố nào theo quy định?
- Thành viên tham gia thị trường điện có phải thực hiện đăng ký các thông tin chung về đơn vị không?
- Cho thuê đất đang có tranh chấp thừa kế bị phạt bao nhiêu? Thời hiệu xử phạt vi phạm là bao lâu?