Lịch nghỉ Tết Âm Lịch 2024 của cán bộ, công chức, viên chức dự kiến là khi nào? Có thể nghỉ Tết từ ngày nào?
Lịch nghỉ Tết Âm Lịch 2024 của cán bộ, công chức, viên chức dự kiến là khi nào? Có thể nghỉ Tết từ ngày nào?
Ngày 22/9/2023, Bộ LĐ-TB-XH vừa có văn bản xin ý kiến các bộ, cơ quan tổ chức liên quan đề xuất 2 phương án nghỉ tết Nguyên đán năm 2024 kéo dài 7 ngày đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Tại dự thảo, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất 2 phương án nghỉ tết Nguyên đán năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức).
- Phương án 1: Công chức, viên chức nghỉ từ thứ năm ngày 8.2.2024 đến hết thứ tư, ngày 14.2.2024 (Lịch âm là ngày 29 tháng 12 đến hết ngày mùng 5 tháng 1 năm 2024)
Tức nghỉ 2 ngày trước Tết và 3 ngày sau Tết. Do kỳ nghỉ trùng với cuối tuần, công chức, viên chức nghỉ bù hai ngày 13/2 -14/2/2024.
- Phương án 2: Công chức, viên chức nghỉ từ thứ sáu, ngày 9.2.2024 đến hết thứ năm, ngày 15.2.2024 (Lịch Âm là ngày 30 tháng 12 năm đến hết ngày mùng 6 tháng 1 năm 2024).
Tức nghỉ 1 ngày trước Tết và 4 ngày sau Tết. Do kỳ nghỉ trùng với cuối tuần, công chức, viên chức nghỉ bù hai ngày 14/2 - 15/2
Tóm lại: Công chức, viên chức có thể được nghỉ 7 ngày vào Tết Nguyên Đán năm 2024 (bao gồm 5 ngày nghỉ tết và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần).
Trên đây là đề xuất về Lịch nghỉ Tết Âm Lịch 2024.
Lịch nghỉ Tết Âm Lịch 2024 của cán bộ, công chức, viên chức dự kiến là khi nào? Có thể nghỉ Tết từ ngày nào? (Hình từ Internet)
Số ngày nghỉ Tết Âm lịch 2024 theo quy định của Bộ luật Lao động là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về ngày nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo như quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ Tết Âm Lịch 05 ngày theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo như quy định trên, nếu ngày nghỉ Tết mà trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ bù.
Tết Âm lịch năm 2024, có mùng 1 Tết Âm lịch (10/02/2024) và mùng 2 Tết Âm lịch (11/02/2024) rơi vào thứ 7 và chủ nhật nên người lao động sẽ được nghỉ bù.
Các ngày Tết Âm lịch 2024 sẽ tương đương với ngày Dương lịch như sau:
Ngày Âm | Ngày Dương | Thứ |
30 Tết | 9/2 | Thứ sáu |
Mùng 1 Tết | 10/2 | Thứ bảy |
Mùng 2 Tết | 11/2 | Chủ nhật |
Mùng 3 Tết | 12/2 | Thứ hai |
Có bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động bằng tiền hay không?
Tiền thưởng được hiểu là khoản tiền mà người lao động được thưởng dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Cơ chế thưởng cho người lao động sẽ khác nhau, tùy theo người sử dụng lao động.
Căn cứ tại Điều 104 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo như quy định trên thì người sử dụng lao động không bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động. Phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cùng với năng suất làm việc của người lao động mà người sử dụng lao động quyết định có thưởng Tết hay không.
Đồng thời theo như quy định trên, người sử dụng lao động cũng không bắt buộc phải thưởng Tết bằng tiền cho người lao động. Thay vào đó, người sử dụng lao động có thể thưởng Tết cho người lao động bằng các hình thức khác hoặc là bằng tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?