Lịch nghỉ hè 2024 Hà Nội của học sinh, giáo viên từ ngày bao nhiêu? Thời gian nghỉ hè năm 2024 là bao lâu?
Lịch nghỉ hè 2024 Hà Nội của học sinh, giáo viên bắt đầu từ ngày bao nhiêu?
Theo Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 về khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ GDĐT ban hành như sau:
Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2024, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2024 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024.
Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.
Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2024.
Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo khung kế hoạch năm học 2023-2024 được UBND TP. Hà Nội phê duyệt làm căn cứ xác định lịch nghỉ hè, cấp mầm non, phổ thông ở Hà Nội sẽ kết thúc chương trình học kỳ 2 trước ngày 25/5 và kết thúc năm học trước ngày 31/5.
Như vậy, dự kiến học sinh Hà Nội sẽ bắt đầu lịch nghỉ hè sớm nhất vào ngày 26/5/2024 và chậm nhất vào ngày 01/6/2024, tuỳ vào lịch bế giảng của các trường.
Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 của Hà Nội còn hướng dẫn Học sinh khối lớp 9 sẽ tiếp tục ôn tập và tham gia kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tổ chức trong 2 ngày từ 8 - 9/6, với 3 môn là Toán, Văn, Ngoại ngữ.
Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29.6. Trong đó, ngày 26.6, thí sinh làm thủ tục dự thi. Ngày 27, 28.6 các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Ngày 29.6 sẽ là ngày thi dự phòng.
>> Xem thêm: Tải mẫu Bản tự kiểm điểm tổng kết năm học 2023-2024 cho học sinh các cấp: Tải
Lịch nghỉ hè 2024 Hà Nội của học sinh, giáo viên từ ngày bao nhiêu? Thời gian nghỉ hè năm 2024 là bao lâu? (Hình từ Internet)
Năm 2024, học sinh, giáo viên nghỉ hè mấy tháng?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT như sau:
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Như vậy, thời gian nghỉ hè của giáo viên và học sinh năm 2024 theo quy định là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm).
Giáo viên nghỉ hè thì có được nhận lương không?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác.
Trong đó, trong thời gian nghỉ 02 tháng hè hằng năm của giáo viên, giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
Bên cạnh đó, khi giáo viên trực tại trường trong thời gian nghỉ hè thì thời gian trực sẽ được tính là làm thêm giờ và được trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định.
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm thì giáo viên trực hè sẽ được nhận tiền lương trực hè ít nhất bằng 300% tiền lương đang nhận cho những ngày trực, chưa kể tiền lương ngày nghỉ có hưởng lương của giáo viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?