Lệ phí thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP. HCM năm 2024 là bao nhiêu? Thời gian nộp lệ phí thi đánh giá năng lực?

Tôi muốn hỏi lệ phí thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP. HCM năm 2024 là bao nhiêu? - Câu hỏi của anh N.P.A.K (Lâm Đồng).

Lệ phí thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP. HCM năm 2024 là bao nhiêu?

Tại thông tin kỳ thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP. HCM năm 2024 có nêu rõ lệ phí thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP. HCM năm 2024 như sau:

Lệ phí đăng ký dự thi: 300.000 đồng/lượt thi.

- Thí sinh có thể nộp lệ phí dự thi qua một trong bốn phương thức thanh toán sau:

+ Phương thức 1: Thanh toán qua dịch vụ Ví Viettel Money (miễn phí dịch vụ).

+ Phương thức 2: Thanh toán qua dịch vụ Ví điện tử FPTPay.

+ Phương thức 3: Thanh toán qua dịch vụ Ví Momo.

+ Phương thức 4: Thanh toán qua dịch vụ Ví Payoo.

- Thí sinh được xác nhận tình trạng thanh toán trên tài khoản đăng ký dự thi ngay sau khi thực hiện đóng tiền thành công theo các phương thức được thông báo.

➢ Lưu ý:

- Việc thanh toán lệ phí dự thi của thí sinh cần được hoàn tất đến hết ngày 05/3/2024 (đối với kỳ thi đợt 1) và đến hết ngày 08/5/2024 (đối với kỳ thi đợt 2).

Lệ phí thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP. HCM năm 2024 là bao nhiêu? Thời gian nộp lệ phí thi đánh giá năng lực?

Lệ phí thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP. HCM năm 2024 là bao nhiêu? Thời gian nộp lệ phí thi đánh giá năng lực? (Hình từ Internet)

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP. HCM năm 2024?

Cấu trúc của bài thi ĐGNL gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; và Giải quyết vấn đề.

Phần 1. Sử dụng ngôn ngữ (40 câu)

Tiếng Việt (20 câu)

Đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản và sử dụng tiếng Việt, và khả năng cảm thụ, phân tích các tác phẩm văn học. Đề thi tích hợp nhiều kiến thức về ngữ văn, đòi hỏi thí sinh nắm vững những kỹ năng thực hành tiếng Việt để áp dụng vào giải quyết các vấn đề liên quan.

Nội dung đánh giá

Mô tả

Hiểu biết văn học

Đánh giá khả năng hiểu các kiến thức văn học cơ bản như: phong cách sáng tác của các tác giả tiêu biểu, nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm; vai trò của tác giả, tác phẩm đối với lịch sử văn học.

Sử dụng tiếng Việt

Đánh giá khả năng nhận biết vấn đề về sử dụng tiếng Việt như: xác định những từ viết không đúng quy tắc chính tả, những từ sử dụng sai, những câu mắc lỗi ngữ pháp diễn đạt; nhận biết cấu tạo từ, các biện pháp tu từ, các vấn đề thuộc về ngữ pháp câu, các thành phần trong câu, phép liên kết câu,…

Đọc hiểu văn bản

Đánh giá khả năng phân loại đặc trưng phong cách (phong cách thể loại, phong cách tác giả, phong cách chức năng ngôn ngữ, …), xác định ý nghĩa của từ/câu trong văn bản, cách tổ chức văn bản, các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng, nội dung và tư tưởng của văn bản.

Tiếng Anh (20 câu)

Đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh tổng quát ở cấp độ A2-B1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, thông qua các nội dung: lựa chọn cấu trúc câu, nhận diện lỗi sai, đọc hiểu câu, đọc hiểu đoạn văn:

Nội dung đánh giá

Mô tả

Lựa chọn cấu trúc câu

Đánh giá khả năng hiểu và áp dụng các cấu trúc câu thông qua việc yêu cầu thí sinh chọn từ/cụm từ có cấu trúc phù hợp để điền vào khoảng trống.

Nhận diện lỗi sai

Đánh giá khả năng hiểu các kiến thức ngữ pháp và áp dụng để giải quyết vấn đề thông qua việc nhận diện lỗi sai trong những phần được gạch chân.

Đọc hiểu câu

Đánh giá khả năng đọc hiểu câu và khả năng áp dụng kiến thức ngữ pháp đã học thông qua việc chọn câu có nghĩa gần nhất với câu đã cho.

Đọc hiểu đoạn văn

Đánh giá khả năng hiểu và áp dụng kiến thức ngữ pháp cũng như kỹ năng đọc lướt để lấy thông tin (skimming) và đọc kỹ để tìm chi tiết (scanning), cụ thể: đọc lướt để trả lời câu hỏi lấy ý chính (main idea), đọc kỹ để trả lời các câu hỏi tham chiếu (reference), câu hỏi chi tiết (detail), câu hỏi từ vựng (vocabulary), câu hỏi suy luận (inference).

Phần 2. Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu (30 câu)

Đánh giá khả năng áp dụng các kiến thức toán học; khả năng tư duy logic; khả năng diễn giải, so sánh phân tích số liệu:

Nội dung đánh giá

Mô tả

Toán học

Đánh giá khả năng hiểu và áp dụng các kiến thức toán học trong chương trình giáo khoa trung học phổ thông thuộc các nội dung: ứng dụng của đạo hàm để khảo sát hàm số, số phức (tìm phần thực, phần ảo Mô-đun, không có phương trình bậc 2, không có dạng lượng giác), hình học thuần túy, hình học tọa độ, tích phân và ứng dụng của tích phân, tổ hợp và xác suất, hàm số logarit, giải toán bằng cách lập hệ phương trình, giải hệ phương trình tuyến tính suy biến.

Tư duy logic

Đánh giá khả năng suy luận logic thông qua các hình thức logic đơn lẻ và nhóm logic tình huống. Dựa vào các thông tin được cung cấp trong mỗi tình huống logic cùng với kỹ năng suy luận và phân tích, thí sinh tìm phương án khả thi cho các giả định được đưa ra.

Phân tích số liệu

Đánh giá khả năng đọc và phân tích số liệu thực tế thông qua các sơ đồ và các bảng số liệu. Các sơ đồ và bảng biểu xuất hiện trong đề thi gồm: biểu đồ tròn, biểu đồ Venn, biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ dạng bảng số liệu.

Phần 3. Giải quyết vấn đề (50 câu)

Đánh giá khả năng hiểu các kiến thức giáo khoa cơ bản và áp dụng để giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc năm lĩnh vực, gồm ba lĩnh vực khoa học tự nhiên (hóa học, vật lý, sinh học) và hai lĩnh vực khoa học xã hội (địa lí, lịch sử):

Nội dung đánh giá

Mô tả

Lĩnh vực khoa học tự nhiên (hóa học, vật lí, sinh học)

Các câu hỏi đơn lẻ đánh giá khả năng hiểu các kiến thức giáo khoa cơ bản liên quan đến ba lĩnh vực khoa học tự nhiên: hóa học, vật lý, sinh học.

Các nhóm câu hỏi tình huống đánh giá khả năng đọc, tư duy, suy luận logic về hóa học, vật lí, sinh học thông qua dữ kiện được cung cấp trong các bài đọc và kiến thức đã học; đánh giá khả năng áp dụng các kiến thức phổ thông để giải quyết các vấn đề liên quan.

Lĩnh vực khoa học xã hội (địa lí, lịch sử)

Các câu hỏi đơn lẻ đánh giá khả năng hiểu kiến thức giáo khoa cơ bản liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội: địa lý, lịch sử.

Các nhóm câu hỏi tình huống đánh giá khả năng đọc, tư duy, suy luận logic về địa lý, lịch sử thông qua dữ kiện được cung cấp trong các bài đọc, kiến thức đã học hoặc kiến thức thực tế; năng lực áp dụng các kiến thức phổ thông để giải quyết các vấn đề liên quan.

Kết quả thi ĐGNL được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi (Item Response Theory - IRT). Điểm của từng câu hỏi có trọng số khác nhau tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm, trong đó điểm tối đa phần Sử dụng ngôn ngữ là 400 điểm, phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu là 300 điểm, phần Giải quyết vấn đề là 500 điểm.

Cơ sở đào tạo có trách nhiệm gì trong tuyển sinh đại học?

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:

Trách nhiệm của cơ sở đào tạo
1. Từ năm 2023 xây dựng quy chế tuyển sinh để cụ thể hóa những quy định của Quy chế này cho các hình thức đào tạo, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
2. Tổ chức tuyển sinh theo đề án và quy chế tuyển sinh đã ban hành, tuân thủ các quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật hiện hành; thực hiện trách nhiệm giải trình với Bộ GDĐT, các cơ quan có thẩm quyền và xã hội về toàn bộ công tác tuyển sinh của cơ sở đào tạo.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra nội bộ, chủ động giải quyết các rủi ro đã đưa ra trong đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo; giải quyết đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan tới công tác tuyển sinh của cơ sở đào tạo theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học lên hệ thống chậm nhất 30 ngày sau khi thí sinh hoàn thành thủ tục nhập học; báo cáo những nội dung theo quy định của Quy chế này, báo cáo tình hình tuyển sinh và kết quả tuyển sinh theo yêu cầu của Bộ GDĐT.
5. Bảo quản, lưu trữ các tài liệu liên quan đến tuyển sinh trong suốt khóa đào tạo theo quy định của Luật Lưu trữ và các quy định về thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành giáo dục. Đối với cơ sở đào tạo tổ chức thi còn phải bảo quản danh sách phòng thi, bài thi của thí sinh, hồ sơ và kết quả chấm thi theo thời hạn quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ GDĐT.

Theo đó, cơ sở đào tạo có trách nhiệm theo quy định trên trong tuyển sinh đại học.

Đại học quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về chế độ thông tin, báo cáo tại Đại học Quốc gia và các đơn vị thành viên được thiết lập như thế nào?
Pháp luật
Có phải tất cả Đại học đều có thể trở thành Đại học Quốc gia không? Nếu không thì pháp luật đặt ra quy định như thế nào về xét công nhận một Đại học là Đại học Quốc gia?
Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký dự thi đánh giá năng lực 2024 đại học Quốc gia TP.HCM như thế nào? Có bao nhiêu bước để hoàn tất đăng ký dự thi DGNL?
Pháp luật
Thời gian tổ chức thi Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM năm 2024 đợt 1 là khi nào? Các mốc thời gian quan trọng của kỳ thi?
Pháp luật
Nghị quyết 45-NQ/TW 2023 đưa ra nhiệm vụ tập trung xây dựng cơ chế, chính sách đột phá và đầu tư nguồn lực để phát triển Đại học Quốc gia ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP.HCM năm 2024 cần những giấy tờ gì?
Pháp luật
Lệ phí thi đánh giá năng lực đại học quốc gia TP. HCM năm 2024 là bao nhiêu? Thời gian nộp lệ phí thi đánh giá năng lực?
Pháp luật
Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ nào? Ai có quyền quyết định thành lập phân hiệu của Đại học quốc gia?
Pháp luật
Hiệu trưởng trường đại học thành viên của Đại học quốc gia có phải thành viên Hội đồng Đại học quốc gia không?
Pháp luật
Hội đồng Đại học quốc gia có bao nhiêu thành viên? Chủ tịch Hội đồng Đại học quốc gia do ai bổ nhiệm?
Pháp luật
Nhiệm kỳ của Hội đồng Đại học quốc gia theo nhiệm kỳ của ai? Kinh phí hoạt động của Hội đồng Đại học quốc gia do ai chi trả?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đại học quốc gia
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
10,662 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đại học quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đại học quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào