Lấy ý kiến tập thể trong Đoàn thanh tra của Công an nhân dân thông qua hình thức nào khi thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra?
- Lấy ý kiến tập thể trong Đoàn thanh tra của Công an nhân dân thông qua hình thức nào khi thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra?
- Nội dung và hình thức thông báo với đối tượng thanh tra khi thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra của Công an nhân dân được quy định như thế nào?
- Đối tượng thanh tra khi thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra của Công an nhân dân có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Lấy ý kiến tập thể trong Đoàn thanh tra của Công an nhân dân thông qua hình thức nào khi thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 117/2021/TT-BCA quy định như sau:
Nội dung, hình thức lấy ý kiến tập thể trong Đoàn thanh tra
1. Nội dung lấy ý kiến tập thể trong Đoàn thanh tra.
a) Dự thảo kế hoạch thanh tra; nội dung sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra.
b) Đề cương nội dung yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; nội dung yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình, báo cáo bổ sung (nếu có).
c) Việc áp dụng biện pháp xử lý đối với đối tượng thanh tra trong quá trình thanh tra và huỷ bỏ biện pháp xử lý khi xét thấy không còn cần thiết.
d) Dự thảo biên bản ghi nhận kết quả thanh tra, dự thảo báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra.
2. Hình thức lấy ý kiến trong Đoàn thanh tra.
Việc lấy ý kiến được thực hiện thông qua họp Đoàn thanh tra hoặc gửi văn bản để thành viên tham gia ý kiến. Đoàn thanh tra lấy ý kiến công khai, dân chủ các vấn đề khác liên quan đến cuộc thanh tra do Trưởng đoàn quyết định.
3. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các thành viên thì Trưởng đoàn quyết định, chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra Quyết định thanh tra, trường hợp có ý kiến khác nhau giữa thành viên và Trưởng đoàn thì báo cáo người ra Quyết định thanh tra quyết định.
Như vậy theo quy định trên việc lấy ý kiến trong Đoàn thanh tra của Công an nhân dân được thực hiện thông qua họp Đoàn thanh tra hoặc gửi văn bản để thành viên tham gia ý kiến. Đoàn thanh tra lấy ý kiến công khai, dân chủ các vấn đề khác liên quan đến cuộc thanh tra do Trưởng đoàn quyết định.
Lấy ý kiến tập thể trong Đoàn thanh tra thông qua hình thức nào khi thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra? (Hình từ Internet)
Nội dung và hình thức thông báo với đối tượng thanh tra khi thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra của Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 117/2021/TT-BCA quy định nội dung và hình thức thông báo với đối tượng thanh tra khi thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra của Công an nhân dân như sau:
- Nội dung thông báo với đối tượng thanh tra.
+ Quyết định thanh tra.
+ Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra, theo quy định của pháp luật.
+ Thời gian, địa điểm, nội dung làm việc với đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến cuộc thanh tra.
+ Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; nội dung yêu cầu giải trình, báo cáo bổ sung (nếu có).
+ Các biện pháp xử lý và quyết định xử lý liên quan trực tiếp đến đối tượng thanh tra trong quá trình thanh tra.
+ Tài liệu, đồ vật, tài sản do đối tượng thanh tra quản lý bị tạm giữ hoặc niêm phong chờ xử lý.
+ Việc kết thúc thanh tra trực tiếp.
+ Kết luận thanh tra.
+ Quyết định xử lý sau thanh tra liên quan trực tiếp đến đối tượng thanh tra.
+ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thanh tra chuyên ngành liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của đối tượng thanh tra.
- Hình thức thông báo với đối tượng thanh tra.
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải thông báo, cơ quan thanh tra, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, Đoàn thanh tra có thể lựa chọn một, một số hoặc tất cả các hình thức thông báo sau đây:
+ Gửi văn bản cho đối tượng thanh tra.
+ Thông báo khi làm việc với đối tượng thanh tra.
+ Các hình thức phù hợp khác do Trưởng đoàn thanh tra quyết định theo quy định của pháp luật.
Đối tượng thanh tra khi thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra của Công an nhân dân có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 117/2021/TT-BCA quy định đối tượng thanh tra có quyền và nghĩa vụ như sau:
- Đối tượng thanh tra có các quyền theo quy định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành; được thông báo những nội dung liên quan đến hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật; phản ánh về trách nhiệm của Đoàn thanh tra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Chấp hành quyết định thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.
- Báo cáo về các nội dung được ghi trong quyết định thanh tra theo đề cương yêu cầu, giải trình, báo cáo bổ sung theo yêu cầu của Đoàn thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đã báo cáo, giải trình.
- Cung cấp kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra theo yêu cầu của Đoàn thanh tra.
- Chấp hành các quyết định xử lý trong quá trình thanh tra.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà đầu tư PPP có được hoàn trả bảo đảm dự thầu khi rút hồ sơ dự thầu trong thời gian hồ sơ còn hiệu lực không?
- Tổ chuyên môn trường mầm non có bao nhiêu thành viên? Tổ chuyên môn sinh hoạt bao lâu một lần? Nhiệm vụ của giáo viên trường mầm non?
- Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải ghi chép đầy đủ những thông tin gì theo quy định?
- Mẫu thông báo kết quả giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu thông báo?
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?