Lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm được thực hiện trên những căn cứ nào? Yêu cầu khi lập dự toán ngân sách nhà nước là gì?

Cho hỏi lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm được thực hiện trên những căn cứ nào? Yêu cầu khi lập dự toán ngân sách nhà nước là gì? Câu hỏi của chị An đến từ Hà Nội.

Lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm được thực hiện trên những căn cứ nào?

Theo Điều 41 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm như sau:

- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới.

- Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương.

- Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.

- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

- Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.

- Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.

- Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.

- Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào các tiêu chí nêu trên để lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.

Lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm được thực hiện trên những căn cứ nào? Yêu cầu khi lập dự toán ngân sách nhà nước là gì?Lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm được thực hiện trên những căn cứ nào? Yêu cầu khi lập dự toán ngân sách nhà nước là gì?

Khi lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Căn cứ vào Điều 42 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định như sau:

Yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm
1. Dự toán ngân sách nhà nước phải tổng hợp theo từng khoản thu, chi và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách.
2. Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán ngân sách các cấp được lập phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trong đó:
a) Dự toán thu ngân sách được lập trên cơ sở dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và các chỉ tiêu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách;
b) Dự toán chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước, khả năng cân đối các nguồn lực trong năm dự toán, quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Việc lập dự toán ngân sách của các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính thực hiện theo quy định của Chính phủ;
d) Dự toán chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật có liên quan;
đ) Dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia được lập căn cứ vào danh mục các chương trình, tổng mức kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong từng giai đoạn do Quốc hội quyết định, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và chi tiết các dự án thành phần đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia;
e) Dự toán chi trả nợ được lập trên cơ sở bảo đảm trả các khoản nợ đến hạn của năm dự toán ngân sách;
g) Dự toán vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải căn cứ vào cân đối ngân sách nhà nước, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và trong giới hạn an toàn về nợ theo nghị quyết của Quốc hội.

Theo như quy định trên thì khi tiến hành lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, cơ quan có thẩm quyền phải chú ý đảm bảo các yêu cầu như sau:

- Dự toán phải được tổng hợp theo từng khoản thu, khoản chi

- Lập dự toán theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách.

Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì khi lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm?

Căn cứ vào Điều 45 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị khi lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm như sau:

- Cơ quan thu các cấp ở địa phương xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gửi cơ quan thu cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan thu ở trung ương xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước theo lĩnh vực được giao phụ trách, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước.

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, chủ đầu tư lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp.

- Cơ quan tài chính các cấp ở địa phương xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp, dự toán ngân sách địa phương cấp dưới; chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 30 của Luật này, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp.

- Ủy ban nhân dân các cấp tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, cho ý kiến. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan theo quy định để tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ; đồng thời gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội để giám sát.

- Các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực ở trung ương và địa phương phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp lập dự toán ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.

- Bộ Tài chính xem xét dự toán ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và địa phương; chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành có liên quan trong việc tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ theo các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Ngân sách nhà nước 2015.

>>> Xem thêm: Tổng hợp quy định vè ngân sách nhà nước Tải

Dự toán ngân sách nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về yêu cầu xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 như thế nào?
Pháp luật
Tiếp tục tăng tiền lương cán bộ, công chức, viên chức và LLVT năm 2025 trong trường hợp nào?
Pháp luật
Nghị quyết 159/2024 dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 chưa tăng tiền lương CBCCVC, lương hưu đúng không?
Pháp luật
Thời điểm công khai dự toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Hình thức công khai dự toán ngân sách nhà nước là gì?
Pháp luật
Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
Pháp luật
Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán ngân sách các cấp được lập phải thể hiện những yêu cầu gì?
Pháp luật
Tổng hợp 03 mẫu giấy rút dự toán ngân sách nhà nước? Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước vào ngày nào?
Pháp luật
Hướng dẫn xây dựng dự toán thu NSNN năm 2025 chi tiết từ ngày 30/08/2024? Xây dựng dự toán thu nội địa như thế nào?
Pháp luật
Thông tư 49/2024/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2025 và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm 2025 2027 ra sao?
Pháp luật
Việc lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm có dựa vào tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước không?
Pháp luật
Thông tin về dự toán ngân sách nhà nước có bắt buộc phải công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự toán ngân sách nhà nước
51,701 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự toán ngân sách nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dự toán ngân sách nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào