Lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
- Nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ; cách thức lựa chọn dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
- Lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
- Quy định về hỗ trợ phát triển sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
Nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ; cách thức lựa chọn dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
Đối với quy định về nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ; cách thức lựa chọn dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất thì tại Điều 7 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
Thực hiện theo quy định tại Chương V Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định về lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất cụ thể như sau:
(1) Việc lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất được xây dựng trên cơ sở các nội dung hỗ trợ được quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, Quyết định số 90/QĐ-TTg, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nội dung, mức chi cụ thể quy định tại Điều 13 Thông tư này và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
(2) Đối với dự án hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: Căn cứ nội dung, đơn giá hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quy định (nếu có) và quy định tại khoản 1 Điều này để lập dự toán kinh phí thực hiện dự án.
Lập dự toán kinh phí thực hiện dự án, mô hình, kế hoạch liên kết, phương án sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
Quy định về hỗ trợ phát triển sản xuất tại Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững?
Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
Điều 9 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định về hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
(1) Nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, điểm c khoản 2 Mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg.
(2) Mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện một (01) dự án/kế hoạch liên kết: Thực hiện theo quy định khoản 5 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP phù hợp với điều kiện, đặc điểm, quy mô, mục tiêu, nhiệm vụ, tính chất của từng dự án/kế hoạch liên kết và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
Điều 10 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định về hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng cụ thể như sau:
(1) Nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, điểm c khoản 2 Mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg.
(2) Mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện một (01) dự án, phương án sản xuất: Thực hiện theo quy định khoản 5 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, quy mô, mục tiêu, nhiệm vụ, tính chất của từng dự án, phương án sản xuất và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
(3) Cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật để luân chuyển trong cộng đồng: Thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP
Hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ
Đối vói quy định về hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ thì tại Điều 11 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định:
Thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, quy mô, mục tiêu, nhiệm vụ, tính chất của từng dự án và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù
Về nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù thì tại Điều 12 Thông tư 46/2022/TT-BTC quy định:
Thực hiện theo quy định Điều 24 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phù hợp với điều kiện, đặc điểm, quy mô, mục tiêu, nhiệm vụ, tính chất của từng dự án và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Thông tư 46/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?