Kỳ thi vào lớp 10 tại TP.HCM dự kiến sẽ diễn ra ngày 6 và 7/6 sớm hơn năm ngoái có phải không?
Kỳ thi vào lớp 10 tại TP.HCM dự kiến sẽ diễn ra ngày 6 và 7/6 sớm hơn năm ngoái có phải không?
Sáng 1/3, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết, Sở xây dựng phương án lịch thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2023 - 2024 trong hai ngày 6 và 7/6. Lịch thi này sớm hơn các năm trước 1 tuần do lịch thi tốt nghiệp THPT năm nay tổ chức sớm hơn 1 tuần. Để đảm bảo công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT tốt hơn, Sở GD&ĐT lên phương án tổ chức sớm kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập.
Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ sớm trình UBND thành phố quyết định và công bố lịch thi để học sinh, giáo viên ôn tập tốt.
Năm 2023, Sở GD&ĐT TP.HCM đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số. Do vậy, tất cả các nguyện vọng trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 bao gồm 3 nguyện vọng thường, nguyện vọng chuyên và nguyện vọng tích hợp sẽ được triển khai đăng ký theo hình thức trực tuyến.
Năm nay, TP.HCM có khoảng 100.000 học sinh lớp 9, dự kiến các trường THPT công lập sẽ tuyển 70% số học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đỗ vào lớp 10 công lập.
Ngày 14/2, Sở GD&ĐT TP.HCM công bố cấu trúc và độ phân hoá đề thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023 - 2024 cơ bản không thay đổi. Học sinh vẫn thi 3 môn Toán, Ngữ văn (mỗi môn 120 phút) và môn tiếng Anh (90 phút). Tổng điểm 3 môn không nhân hệ số.
Môn Ngữ văn, thời gian làm bài 120 phút với ba phần: Đọc hiểu (3 điểm), Nghị luận xã hội (3 điểm) và Nghị luận văn học (4 điểm). Đề môn Toán, thời gian 120 phút, giữ nguyên cấu trúc với 70% câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu, 30% vận dụng, vận dụng cao.
Môn tiếng Anh, thời gian làm bài 90 phút với 40 câu trắc nghiệm. Nội dung đề thi cũng giống như năm ngoái với các chủ điểm ngữ pháp, từ vựng chủ yếu trong chương trình lớp 9. Đề không chú trọng về ngữ pháp, mà nghiêng về kỹ năng, vận dụng và từ vựng. Đề tiếng Anh có 10-15% câu hỏi mức độ nâng cao để phân hóa thí sinh.
Kỳ thi vào lớp 10 tại TP.HCM dự kiến sẽ diễn ra ngày 6 và 7/6 sớm hơn năm ngoái có phải không? (Hình từ Internet)
Có thể tuyển sinh vào lớp 10 theo những phương thức nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quy ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đối tượng và phương thức tuyển sinh
1. Đối tượng tuyển sinh là người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên có độ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Quy chế này.
2. Tuyển sinh trung học phổ thông được tổ chức theo một trong ba phương thức sau:
a) Xét tuyển: dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của 4 năm học ở trung học cơ sở của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó;
b) Thi tuyển;
c) Kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
Như vậy theo quy định trên có thể thi vào lớp 10 bằng những phương thức sau đây:
- Xét tuyển: dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của 4 năm học ở trung học cơ sở của đối tượng tuyển sinh, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó
- Thi tuyển.
- Kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
Đối tượng nào được tuyển thẳng vào lớp 10?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (một số cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT, một số quy định được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3, khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT và Điều 1 Thông tư 18/2014/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên
1. Tuyển thẳng vào trung học phổ thông các đối tượng sau đây:
a) Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú;
b) Học sinh là người dân tộc rất ít người;
c) Học sinh khuyết tật;
d) Học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
2. Đối tượng được cộng điểm ưu tiên.
Sở giáo dục và đào tạo quy định điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên, gồm:
a) Nhóm đối tượng 1:
- Con liệt sĩ;
- Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên;
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên
- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
b) Nhóm đối tượng 2:
- Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Con thương binh mất sức lao động dưới 81%;
- Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%;
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.
c) Nhóm đối tượng 3:
- Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số;
- Người dân tộc thiểu số;
- Người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy theo quy định trên đối tượng được tuyển thẳng vào trung học phổ thông bao gồm:
- Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú;
- Học sinh là người dân tộc rất ít người;
- Học sinh khuyết tật;
- Học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?