Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia thi những môn nào? Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia được tổ chức ở đâu?
Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia thi những môn nào? Nội dung thi là như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Thời gian làm bài thi
1. Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia có hai (02) buổi thi đối với các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học và các môn Ngoại ngữ; có một (01) buổi thi đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí. Các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học có thể có thêm một (01) buổi thi thực hành.
Thời gian làm bài thi của buổi thi viết và buổi thi môn Tin học là 180 phút.
Thời gian làm bài thi của buổi thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học và buổi thi nói đối với các môn Ngoại ngữ: thực hiện theo Hướng dẫn tổ chức thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia (gọi tắt là Hướng dẫn tổ chức thi) hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic có hai (02) buổi thi đối với mỗi môn thi; riêng các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học có thêm một (01) buổi thi thực hành.
Thời gian làm bài thi đối với môn Tin học là 300 phút/buổi thi, môn Toán là 270 phút/buổi thi, môn Sinh học 180 phút tự luận, 60 phút trắc nghiệm/buổi thi, các môn còn lại là 240 phút/buổi thi.
Thời gian làm bài thi của buổi thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học: thực hiện theo Hướng dẫn tổ chức thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, các môn thi trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia bao gồm: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngoại ngữ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí.
Trong đó, môn Tin học thi theo hình thức lập trình trên máy vi tính; các môn khác thi theo hình thức thi viết; riêng các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học có thêm hình thức thi thực hành, các môn Ngoại ngữ có thêm hình thức thi nói. (Điều 5 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT)
Về nội dung các môn thi, thì nội dung sẽ nằm trong phạm vi Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và nội dung dạy học các môn chuyên trường trung học phổ thông chuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn. (Điều 6 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT)
Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia thi những môn nào? Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia được tổ chức ở đâu? (Hình từ Internet)
Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia được tổ chức ở đâu?
Căn cứ Điều 9 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Địa điểm tổ chức kỳ thi
1. Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia: tổ chức thi tại đơn vị dự thi.
2. Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic: tổ chức thi tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được tổ chức thi tại đơn vị dự thi mà không tổ chức tập trung tại một địa điểm.
Những người tham gia tổ chức kỳ thi học sinh giỏi quốc gia phải đảm bảo những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 11 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 56/2011/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện đối với những người tham gia tổ chức kỳ thi
1. Thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và của các Hội đồng soạn thảo đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo là những người tham gia tổ chức kỳ thi.
2. Những người tham gia tổ chức kỳ thi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;
b) Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
c) Không có vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em, cháu ruột hoặc anh, chị, em, cháu ruột vợ (hoặc chồng), người giám hộ hoặc đỡ đầu, người được giám hộ hoặc được đỡ đầu tham dự kỳ thi;
d) Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 của Điều này, thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi, chấm thi, phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn tốt.
Theo đó, Những người tham gia tổ chức kỳ thi giỏi quốc gia phải đảm bảo những điều kiện sau:
- Thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và của các Hội đồng soạn thảo đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo là những người tham gia tổ chức kỳ thi.
- Những người tham gia tổ chức kỳ thi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
+ Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;
+ Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
+ Không có vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em, cháu ruột hoặc anh, chị, em, cháu ruột vợ (hoặc chồng), người giám hộ hoặc đỡ đầu, người được giám hộ hoặc được đỡ đầu tham dự kỳ thi;
+ Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Ngoài ra, thành viên Hội đồng soạn thảo đề thi, chấm thi, phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn tốt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Huân chương Lao động hạng 3 là gì? Mẫu Huân chương Lao động hạng 3? Huân chương lao động hạng 3 được thưởng bao nhiêu?
- Lỗi không bật đèn ô tô trong hầm phạt bao nhiêu 2025? Giao thông trong hầm đường bộ được quy định như thế nào?
- Âm lịch là gì? Dương lịch là gì? Âm lịch dùng để làm gì? Âm lịch phải căn cứ vào đâu trong khi tính các tuần trăng theo quy định tại Thông tư 01?
- Tải về mẫu biên bản về việc kháng cáo vụ án hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản về việc kháng cáo?
- Quy chế nội bộ về cho vay, quản lý nợ, xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm những nội dung nào?