Kỳ phiếu do tổ chức tín dụng phát hành theo hình thức chứng nhận quyền sở hữu kỳ phiếu bao gồm nội dung gì?
Kỳ phiếu phát hành theo hình thức chứng nhận quyền sở hữu kỳ phiếu bao gồm nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định Kỳ phiếu phát hành theo hình thức chứng nhận quyền sở hữu kỳ phiếu bao gồm những nội dung sau:
- Tên tổ chức phát hành;
- Tên gọi kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi;
- Ký hiệu, số sê-ri phát hành;
- Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;
- Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;
- Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;
- Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức);
- Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức;
- Các nội dung khác của kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.
Kỳ phiếu phát hành theo hình thức chứng nhận quyền sở hữu kỳ phiếu bao gồm nội dung gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với việc tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định yêu cầu đối với việc tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền như sau:
Yêu cầu của việc phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền
1. Trường hợp tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền, trong phương án phát hành trái phiếu phải có nội dung về việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền như sau:
a) Người mua trái phiếu phải đáp ứng quy định pháp luật hiện hành về giới hạn góp vốn, mua cổ phần, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền đối với trái phiếu kèm theo chứng quyền;
b) Việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền đối với trái phiếu kèm theo chứng quyền chỉ được thực hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận tăng vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
2. Khi thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền đối với trái phiếu kèm theo chứng quyền, tổ chức tín dụng và người sở hữu trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận tăng vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Như vậy tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền phải đáp ứng các điều kiện trên.
Thanh toán giấy tờ có giá được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định về thanh toán giấy tờ có giá như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm thanh toán tiền gốc, lãi giấy tờ có giá đầy đủ và đúng hạn cho người mua giấy tờ có giá.
- Phương thức thanh toán gốc, lãi giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan, được công bố cho người mua giấy tờ có giá trước khi phát hành giấy tờ có giá.
- Việc thanh toán trước hạn giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định trên cơ sở đề nghị của người mua giấy tờ có giá, bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Lãi suất áp dụng trong trường hợp thanh toán trước hạn giấy tờ có giá phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Mệnh giá của giấy tờ có giá là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định mệnh giá của giấy tờ có giá như sau:
Mệnh giá của giấy tờ có giá
1. Mệnh giá của giấy tờ có giá là 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam.
2. Mệnh giá của giấy tờ có giá (trừ trái phiếu) phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua.
3. Mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn trên trái phiếu.
4. Mệnh giá của giấy tờ có giá phát hành không theo hình thức chứng chỉ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thỏa thuận với người mua.
Như vậy theo quy định trên mệnh giá của giấy tờ có giá là 100.000 đồng Việt Nam hoặc bội số của 100.000 đồng Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?