Kỷ luật khiển trách Đảng viên là gì? Thời gian thi hành kỷ luật khiển trách Đảng viên là bao lâu?
Kỷ luật khiển trách Đảng viên là gì?
Căn cứ theo Điều 7 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 nêu rõ hình thức kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm như sau:
Hình thức kỷ luật
1. Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ), khai trừ.
3. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Như vậy, kỷ luật khiển trách Đảng viên là một trong những hình thức kỷ luật đối với tổ chức đảng, viên chính thức, dự bị.
Kỷ luật khiển trách Đảng viên là gì? Thời gian thi hành kỷ luật khiển trách Đảng viên là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời gian thi hành kỷ luật khiển trách Đảng viên là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Tất cả tổ chức đảng và đảng viên bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều phải xem xét thi hành kỷ luật công minh, chính xác, kịp thời.
2. Thi hành kỷ luật phải đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Đảng.
3. Khi xem xét kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, ý thức, thái độ tự phê bình, tiếp thu phê bình và kết quả sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
4. Một hành vi vi phạm chỉ bị kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Khi cùng một thời điểm xem xét kỷ luật nếu có từ hai hành vi vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật cao nhất; không tách riêng từng hành vi vi phạm để thi hành các hình thức kỷ luật khác nhau và kỷ luật nhiều lần.
5. Sau 12 tháng, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ đối với đảng viên hoặc quyết định kỷ luật giải tán đối với tổ chức đảng), nếu tổ chức đảng, đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.
...
Như vậy, sau 12 tháng kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ đối với đảng viên nếu đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.
Đảng viên bị kỷ luật khiển trách thì xếp loại cuối năm thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023, có 04 mức khi xếp loại chất lượng Đảng viên:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Hoàn thành nhiệm vụ
- Không hoàn thành nhiệm vụ
Theo đó, đối với trường hợp Đảng viên bị kỷ luật trong năm đánh giá, tại tiểu mục 4.3 khoản 4 Điều 12 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 có nêu như sau:
Tiêu chí xếp loại
...
4. Không hoàn thành nhiệm vụ
Là các tập thể, cá nhân có các tiêu chí đánh giá ở mức "Kém" hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
...
4.3. Đối với cá nhân
...
d) Bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Đảng viên bị kỷ luật khiển trách trong năm đánh giá thì sẽ bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ (trừ trường hợp tự phát hiện và khắc phục xong hậu quả).
Nhiệm vụ của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định Đảng viên có nhiệm vụ:
- Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự thảo thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp phải được lấy ý kiến của ai? Trường hợp mở rộng phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán chi phí khảo sát xây dựng mới nhất? Công thức xác định dự toán chi phí khảo sát xây dựng?
- Trang phục thường dùng của công chức viên chức ngành Kiểm sát nhân dân gồm những gì theo Thông tư 03?
- Thời hạn gửi báo cáo để hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp trình Quốc Hội là bao lâu?
- Chủ sở hữu của ngân hàng thương mại là ai? Ban kiểm soát của ngân hàng thương mại phải có bao nhiêu thành viên?