Kỳ báo cáo thống kê thi hành án dân sự bao gồm những gì? Số liệu thống kê thi hành án dân sự có giá trị pháp lý như thế nào?
Kỳ báo cáo thống kê thi hành án dân sự bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2019/TT-BTP quy định như sau:
Báo cáo thống kê và kỳ báo cáo thống kê
1. Báo cáo thống kê thi hành án dân sự bao gồm báo cáo thống kê định kỳ và báo cáo thống kê đột xuất:
a) Báo cáo thống kê định kỳ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Báo cáo thống kê đột xuất được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền. Trường hợp cần báo cáo thống kê đột xuất nhằm thực hiện các yêu cầu về quản lý nhà nước trong thi hành án dân sự, người có yêu cầu phải có văn bản nêu rõ thời gian, thời hạn, nội dung báo cáo thống kê và các yêu cầu khác (nếu có) để tổ chức, cá nhân được yêu cầu thực hiện.
2. Kỳ báo cáo thống kê bao gồm các kỳ báo cáo thống kê 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng, 9 tháng, 10 tháng, 11 tháng, 12 tháng. Kỳ báo cáo thống kê 12 tháng là kỳ báo cáo thống kê năm. Kỳ báo cáo thống kê được tính bắt đầu từ ngày 01/10 của năm hiện tại, kết thúc vào ngày cuối tháng của các kỳ thống kê. Năm báo cáo thống kê thi hành án dân sự bắt đầu từ ngày 01/10 năm hiện tại, kết thúc vào ngày 30/9 năm kế tiếp.
Như vậy theo quy định trên, báo cáo thống kê thi hành án dân sự gồm báo cáo thống kê định kỳ và báo cáo thống kê đột xuất.
Trong đó, kỳ báo cáo thống kê bao gồm các kỳ báo cáo thống kê 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng, 9 tháng, 10 tháng, 11 tháng, 12 tháng. Kỳ báo cáo thống kê 12 tháng là kỳ báo cáo thống kê năm.
Kỳ báo cáo thống kê được tính bắt đầu từ ngày 01/10 của năm hiện tại, kết thúc vào ngày cuối tháng của các kỳ thống kê. Năm báo cáo thống kê thi hành án dân sự bắt đầu từ ngày 01/10 năm hiện tại, kết thúc vào ngày 30/9 năm kế tiếp.
Kỳ báo cáo thống kê thi hành án dân sự bao gồm những gì? Số liệu thống kê thi hành án dân sự có giá trị pháp lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Số liệu thống kê thi hành án dân sự có giá trị pháp lý như thế nào là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 06/2019/TT-BTP quy định như sau:
Số liệu thống kê thi hành án dân sự là một bộ phận của số liệu thống kê Ngành Tư pháp. Sau khi được công bố, phổ biến có giá trị pháp lý. Không một tổ chức, cá nhân nào được thay đổi hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân khác công bố, phổ biến số liệu thống kê thi hành án dân sự sai sự thật.
Số liệu thống kê thi hành án dân sự là một trong những căn cứ để thực hiện việc quản lý, điều hành công tác thi hành án dân sự và theo dõi thi hành án hành chính.
Ngày lập báo cáo thống kê thi hành án dân sự là ngày nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 06/2019/TT-BTP quy định như sau:
Lập báo cáo thống kê
1. Kết thúc kỳ báo cáo thống kê, các tổ chức, cá nhân được quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này phải chốt số liệu, khóa sổ để lập biểu báo cáo thống kê. Kết quả của kỳ nào phải báo cáo trong kỳ đó. Nghiêm cấm việc chuyển số liệu thống kê phát sinh của kỳ hiện tại sang kỳ sau. Riêng đối với số chưa có điều kiện thi hành án đã chuyển sổ theo dõi riêng, kết thúc kỳ báo cáo thống kê, Chi cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự chốt số liệu, lập danh sách gửi Tổng cục Thi hành án dân sự để theo dõi, quản lý.
2. Kết thúc năm báo cáo, Chi cục Thi hành án dân sự lập danh sách việc thi hành án chưa thi hành xong gửi Cục Thi hành án dân sự. Cục Thi hành án dân sự lập danh sách việc thi hành án chưa thi hành xong tại Cục Thi hành án dân sự và tổng hợp danh sách chung của địa phương mình gửi Tổng cục Thi hành án dân sự để theo dõi, quản lý. Danh sách việc thi hành án chưa thi hành xong bao gồm việc thi hành án dân sự và việc theo dõi thi hành án hành chính.
Phòng Thi hành án cấp quân khu lập danh sách việc thi hành án chưa thi hành xong gửi Cục Thi hành án - Bộ Quốc phòng để theo dõi, quản lý.
3. Ngày lập báo cáo thống kê là:
a) Ngày kết thúc kỳ thống kê (đối với Chấp hành viên);
b) Ngày nhận được báo cáo của Chấp hành viên (đối với Chi cục và Cục Thi hành án dân sự; Phòng Thi hành án cấp quân khu);
c) Ngày nhận được báo cáo của Chi cục Thi hành án dân sự (đối với Cục Thi hành án dân sự);
d) Ngày nhận được báo cáo của Cục Thi hành án dân sự, của Phòng Thi hành án cấp quân khu (đối với Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án - Bộ Quốc phòng).
Nếu ngày này trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thì ngày lập báo cáo thống kê là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày đó.
Thời hạn gửi, nhận báo cáo thống kê được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này.
4. Cách thức ghi chép, lập báo cáo thống kê được thực hiện theo hướng dẫn tại bản giải thích biểu mẫu hoặc in trực tiếp từ phần mềm quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê thi hành án dân sự.
Như vậy theo quy định trên ngày gày lập báo cáo thống kê là:
- Ngày kết thúc kỳ thống kê (đối với Chấp hành viên).
- Ngày nhận được báo cáo của Chấp hành viên (đối với Chi cục và Cục Thi hành án dân sự; Phòng Thi hành án cấp quân khu).
- Ngày nhận được báo cáo của Chi cục Thi hành án dân sự (đối với Cục Thi hành án dân sự).
- Ngày nhận được báo cáo của Cục Thi hành án dân sự, của Phòng Thi hành án cấp quân khu (đối với Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án - Bộ Quốc phòng).
Nếu ngày này trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thì ngày lập báo cáo thống kê là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?