Kinh phí, trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 như thế nào?
Kinh phí thực hiện hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục IV Kế hoạch ban kèm Quyết định 1196/QĐ-BTP năm 2022 quy định mức kinh phí tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật như sau:
- Kinh phí phục vụ hoạt động tổ chức tổng kết thực hiện Luật PBGDPL tại các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương được lấy từ nguồn kinh phí thường xuyên năm 2022 của cơ quan, đơn vị dành cho công tác PBGDPL và các nguồn hỗ trợ khác (nếu có).
- Kinh phí phục vụ các hoạt động tổng kết Luật PBGDPL của Bộ Tư pháp được bố trí trong kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trung ương và các nhiệm vụ đặc thù trong công tác PBGDPL của Bộ Tư pháp năm 2022 và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có).
- Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để được hướng dẫn, giải đáp (Phòng Quản lý công tác phổ biến giáo dục pháp luật, Vụ phổ biến giáo dục pháp luật: điện thoại: 024.62739480)./.
Như vậy, kinh phí thực hiện hoạt động phổ biến pháp luật được quy định như trên và nếu trong trường hợp quá trình thực hiện gặp các vấn đề gì có thể thực hiện liên hệ Phòng Quản lý công tác PBGDPL, Vụ PBGDPL: điện thoại: 024.62739480 để được hướng dẫn giải quyết.
Kinh phí, trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2022 như thế nào?
Thực hiện hoạt động phổ biến Luật Phổ biến giáo dục pháp luật với trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục IV Kế hoạch ban kèm Quyết định 1196/QĐ-BTP năm 2022 quy định trách nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến Luật Phổ biến giáo dục pháp luật được quy định theo từng cơ quan như sau:
Thứ nhất: Bộ Tư pháp
- Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị đầu mối của các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương; các đơn vị có liên quan thuộc Bộ triển khai thực hiện Kế hoạch này; tham mưu, giúp Lãnh đạo Bộ Tư pháp hướng dẫn, đôn đốc việc tổ chức các hoạt động tổng kết; kịp thời báo cáo về khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch này.
- Các đơn vị thuộc Bộ chủ động triển khai thực hiện các nội dung công việc được phân công theo Kế hoạch này; chủ động bố trí hoặc lập dự toán kinh phí gửi Văn phòng Bộ theo quy định để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
- Vụ Thi đua - Khen thưởng chủ trì, phối hợp với Vụ PBGDPL và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan tham mưu, xét khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện Luật PBGDPL và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.
Thứ hai: Bộ Tư pháp đề nghị các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương thực hiện các nhiệm vụ (quy định tại mục III của Kế hoạch) bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ.
Như vậy, thẩm quyền đối với các nhiệm vụ trong hoạt động phổ biến Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật thì sẽ có Bộ Tư pháp và các cơ quan khác được Bộ Tư pháp đề nghị thực hiện hoạt động này.
Quy định về công tác phổ biến giáo dục pháp luật như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần II của Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 36/QĐ-BTP năm 2022 quy định về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật như sau;
Thứ nhất: Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương trong việc tham mưu Hội đồng triển khai Kế hoạch hoạt động năm 2022 (có Kế hoạch hoạt động năm 2022 riêng)
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương có thành viên tham gia Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương; cơ quan tư pháp, cơ quan có thành viên tham gia Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp tỉnh, cấp huyện và cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương.
- Sản phẩm: Kế hoạch; văn bản hướng dẫn; báo cáo.
Thứ hai: Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam đi vào chiều sâu, thiết thực gắn với thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, ngành, địa phương
- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp; đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện theo trách nhiệm và phạm vi quản lý.
- Cơ quan phối hợp: Cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Cả năm; cao điểm từ ngày 01/11 đến ngày 09/11/2022.
- Sản phẩm: Văn bản hướng dẫn; Kế hoạch hưởng ứng; báo cáo kết quả thực hiện; các hoạt động, sự kiện được tổ chức.
Như vậy, việc thực hiện các công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng bí danh trên ứng dụng nhắn tin là gì? Thông tin cá nhân trên mạng cần được bảo vệ theo 05 nguyên tắc nào?
- Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn theo Luật Công đoàn hiện hành? Đối tượng gia nhập Công đoàn Việt Nam?
- Mẫu Sổ tiếp công dân theo Thông tư 04? Tải về Mẫu số 03 Sổ tiếp công dân mới nhất? Mục đích của việc tiếp công dân?
- Tổ trưởng Tổ kiểm toán có phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán của thành viên không phải Kiểm toán viên nhà nước không?
- Hà Nội: Báo cáo thống kê đơn vị doanh nghiệp ngừng việc tập thể trước 14 tháng 1? Tải về mẫu báo cáo?