Kinh phí giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên được thanh toán như thế nào?

Cho hỏi khi giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên thì phần kinh phí sẽ được thanh toán như thế nào? - Câu hỏi anh Hoàng Đức đến từ Hải Dương.

Kinh phí giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên được thanh toán như thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 24 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Thực hiện dự toán
1. Thanh toán kinh phí giao nhiệm vụ
Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, nghiệm thu nhiệm vụ được giao, tài liệu khác có liên quan (nếu có), các đơn vị sự nghiệp công lập tạm ứng, thanh toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành đã có quy định giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, việc thanh toán kinh phí giao nhiệm vụ theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, pháp luật chuyên ngành, pháp luật khác có liên quan và theo các quy định hiện hành.

Theo đó, kinh giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên được thanh toán theo quy định nêu trên.

Kinh phí giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên được thanh toán như thế nào?

Kinh phí giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên được thanh toán như thế nào?

Thanh toán kinh phí đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 24 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Thực hiện dự toán
2. Thanh toán kinh phí đặt hàng, đấu thầu
a) Đối với kinh phí đặt hàng cho đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện: Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao; quyết định đặt hàng của cơ quan cấp trên cho đơn vị sự nghiệp công lập; đơn giá, giá đặt hàng; biên bản nghiệm thu sản phẩm theo quy định của cấp có thẩm quyền; biên bản nghiệm thu đặt hàng theo từng năm (theo Mẫu số 02 kèm theo Nghị định này); tài liệu khác có liên quan (nếu có); đơn vị sự nghiệp công lập tạm ứng, thanh toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
b) Đối với kinh phí hợp đồng đặt hàng, đấu thầu cho nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện: Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao; hợp đồng đã được ký kết giữa cơ quan đặt hàng với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; đơn giá, giá đặt hàng, mức trợ giá, giá tiêu thụ; biên bản nghiệm thu sản phẩm theo quy định của cấp có thẩm quyền; biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng theo từng năm (theo Mẫu số 04 kèm theo Nghị định này); tài liệu khác có liên quan (nếu có); cơ quan ký hợp đồng tạm ứng, thanh toán kinh phí cho nhà cung cấp nhận đặt hàng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, pháp luật chuyên ngành, pháp luật khác có liên quan và theo các quy định hiện hành.

Theo đó, thanh toán kinh phí đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên được thực hiện theo quy định trên.

Kinh phí đặt hàng, hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 24 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Thực hiện dự toán
3. Kinh phí đặt hàng, hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; chênh lệch thu lớn hơn chi từ đặt hàng, hợp đồng (nếu có) được thực hiện như sau:
a) Đối với nhà cung cấp là đơn vị sự nghiệp công lập được quyền tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, các Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, văn hóa thể thao và du lịch, thông tin và truyền thông và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
b) Đối với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích tự quyết định theo quy định của pháp luật hiện hành, quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có); thực hiện các nghĩa vụ về tài chính đối với Nhà nước.

Kinh phí thực hiện điều chỉnh nhiệm vụ, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào khoản 4 Điều 24 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Thực hiện dự toán
4. Khi kết thúc giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu, cơ quan quản lý cấp trên nghiệm thu sản phẩm không đạt yêu cầu hoặc không thực hiện đủ theo số lượng, khối lượng sản phẩm, dịch vụ công được giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc có lý do phải dừng thực hiện, kinh phí còn dư thực hiện điều chỉnh hoặc hủy dự toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

Theo đó, kinh phí còn lại sau khi nghiệm thu sản phẩm không đạt yêu cầu, không đủ số lượng, khối lượng hoặc có lý do phải dừng thực hiện thì sẽ được dùng để điều chỉnh hoạt hủy dự toán theo quy pháp luật.

Dịch vụ công
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Danh mục sản phẩm, dịch vụ công bao gồm những gì?
Pháp luật
Dịch vụ công là gì? Mẫu Báo cáo Tỷ lệ dân số hài lòng về dịch vụ công trong lần gần đây nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Tính chi phí tiền lương trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công theo lương cơ sở hay lương tối thiểu vùng?
Pháp luật
Danh mục dịch vụ công được tổ chức làm thêm giờ đến 300 giờ mỗi năm? Cần thông báo đến cơ quan nào khi tổ chức làm thêm giờ đến 300 giờ mỗi năm?
Pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến là gì? Dịch vụ công trực tuyến bao gồm các mức độ nào theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Dịch vụ công được hiểu như thế nào? Danh mục sản phẩm, dịch vụ công sẽ bao gồm những danh mục nào?
Pháp luật
25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 sẽ bắt buộc phải được số hóa kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022?
Pháp luật
Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục online khi đăng ký biến động về sổ đỏ, sổ hồng do thay đổi thông tin người đứng tên?
Pháp luật
Dịch vụ công thiết yếu trong lĩnh vực hộ tịch: Tái cấu trúc quy trình đăng ký kết hôn trực tuyến thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia?
Pháp luật
Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý như thế nào?
Pháp luật
Sản phẩm, dịch vụ công ích là gì? Đặt hàng sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích cần đảm bảo những điều kiện gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ công
2,164 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ công

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ công

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào