Kiểm tra tiền công đức toàn quốc báo cáo Bộ tài chính trước ngày 31/3/2024 theo chỉ đạo của Chính phủ?
Kiểm tra tiền công đức toàn quốc báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 31/3/2024 theo chỉ đạo của Chính phủ?
Nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công văn 6898/VPCP-KTTH năm 2023 của Văn phòng Chính phủ về việc giao Bộ Tài chính hướng dẫn các địa phương thực hiện kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra về công tác quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích trên địa bàn toàn quốc. Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Công văn 11752/BTC-HCSN năm 2023 tại đây hướng dẫn việc kiểm tra tiền công đức với nội dung:
1. Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ tỉnh Quảng Ninh)
.....
đ) Phân công trách nhiệm:
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Nội vụ tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh trong việc chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích trên địa bàn cấp tỉnh; tổng hợp kết quả kiểm tra trên địa bàn tỉnh (Mẫu số 03 và 04 đính kèm), trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký duyệt, gửi Bộ Tài chính trước ngày 31/3/2024.
....
2. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch UBND cấp huyện giao Trưởng phòng Phòng Tài chính-Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc thực hiện các nhiệm vụ sau:
.....
d) Kết thúc kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra (Mẫu số 03 và 04 đính kèm), trình Chủ tịch UBND cấp huyện ký duyệt, gửi Sở Tài chính. Thời gian cấp huyện gửi báo cáo về cấp tỉnh do địa phương quyết định, bảo đảm kịp thời gian cấp tỉnh tổng hợp báo cáo gửi Bộ Tài chính trước ngày 31/3/2024.
...
Như vậy, tại Công văn 11752/BTC-HCSN năm 2023 Bộ Tài chính đã hướng dẫn các cơ quan ban nghành phối hợp kiểm tra việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa trên toàn quốc (trừ tỉnh Quảng Ninh do đã thực hiện thí điểm kiểm tra trước đó), các cơ quan ban nghành có trách nhiệm kiểm tra tiền công đức và tổng hợp báo cáo để gửi về Bộ Tài chính trước ngày 31/3/2024.
Kiểm tra tiền công đức toàn quốc? (Hình ảnh từ Internet)
Việc tiếp nhận tiền công đức, tài trợ hiện nay được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 04/2023/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có quy định về việc tiếp nhận tiền công đức, tài trợ hiện nay được thực hiện như sau:
- Mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử.
- Tiếp nhận tiền mặt:
Cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận. Đối với tiền trong hòm công đức (nếu có), định kỳ hằng ngày hoặc hằng tuần thực hiện kiểm đếm, ghi tổng số tiền tiếp nhận. Đối với các khoản tiền đặt không đúng nơi quy định, không phù hợp với việc thực hiện nếp sống văn minh tại di tích được thu gom để kiểm đếm hoặc bỏ vào hòm công đức để kiểm đếm chung.
Đối với số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đã tiếp nhận.
- Tiếp nhận giấy tờ có giá: Mở sổ ghi tên giấy tờ có giá, số tiền ghi trên giấy tờ có giá, tổ chức phát hành. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng giấy tờ có giá, bao gồm thanh toán trước hạn hoặc thanh toán khi đến hạn, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).
- Tiếp nhận kim khí quý, đá quý: Mở sổ ghi tên kim khí quý, đá quý và giá trị tương ứng theo tài liệu do tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho cung cấp. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng kim khí quý, đá quý, bao gồm tổ chức bán đấu giá, bán cho ngân hàng thương mại hoặc đưa vào lưu giữ, trưng bày tại di tích, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).
Có những loại di tích nào hiện nay theo quy định pháp luật hiện hành?
Tại Điều 11 Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi có quy định:
Phân loại di tích
Căn cứ vào tiêu chí quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa và Điều 28 Luật di sản văn hóa, di tích được phân loại như sau:
1. Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân);
2. Di tích kiến trúc nghệ thuật;
3. Di tích khảo cổ;
4. Danh lam thắng cảnh.
Như vậy, hiện nay di tích được phân loại thành bốn loại hình như sau:
(1) Di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân);
(2) Di tích kiến trúc nghệ thuật;
(3) Di tích khảo cổ;
(4) Danh lam thắng cảnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?