Kiểm sát viên cao cấp hải quan: Cần phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ cơ bản từ 18/7/2022?
- Mã số của Kiểm tra viên cao cấp hải quan là bao nhiêu?
- Chức danh Kiểm sát viên cao cấp hải quan được quy định như thế nào?
- Nhiệm vụ của Kiểm sát viên cao cấp hải quan là gì?
- Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm sát viên cao cấp hải quan?
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm sát viên cao cấp hải quan?
- Điều kiện để công chức dự thi nâng ngạch Kiểm tra viên cao cấp hải quan?
Mã số của Kiểm tra viên cao cấp hải quan là bao nhiêu?
Đối với mã số của Kiểm tra viên cao cấp hải quan thì tại điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định cụ thể như sau:
"Điều 3. Các chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ
...
3. Chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành hải quan, bao gồm:
a) Kiểm tra viên cao cấp hải quan: Mã số ngạch: 08.049"
Chức danh Kiểm sát viên cao cấp hải quan được quy định như thế nào?
Quy định về chức danh Kiểm sát viên cao cấp hải quan được thể tại tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ cụ thể là kiểm tra viên cao cấp hải quan là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong lĩnh vực hải quan, bố trí đối với các chức danh lãnh dao cấp Tổng cục, cấp Vụ, Cục và tương đương, lãnh đạo Cục hải quan tỉnh, thành phố giúp lãnh đạo thực hiện chỉ đạo, tổ chức triển khai và trực tiếp thực thi pháp luật về bải quan theo quy định của Luật Hải quan với quy mô lớn, độ phức tạp cao, tiến hành trong phạm vi liên tỉnh hoặc toàn quốc.
Kiểm sát viên cao cấp hải quan: Cần phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ cơ bản từ 18/7/2022?
Nhiệm vụ của Kiểm sát viên cao cấp hải quan là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định về nhiệm vụ của Kiểm sát viên cao cấp hải quan như sau:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan đối với đối tượng cổ phức tạp về quy mô và tính chất, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực về kinh tẻ, xã hội, an ninh và đối ngoại;
- Chủ trì đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các chế độ, chính sách, các quy định trong quản lý nhà nước về hải quan;
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động nghiệp vụ hải quan và các hoạt động khác có liên quan đến nghiệp vụ hải quan;
- Chủ trị chuẩn bị nội dung tổng kết và nghiệp vụ hải quan ở trong nước và trao đổi nghiệp vụ hải quan với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có quan hệ hợp tác về hải quan với Việt Nam;
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan, tổ chức xây dựng, bổ sung, sửa đổi quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ
hai quan; biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ về hải quan và tổ chức bởi dưỡng nghiệp vụ cho công chức, viên chức hải quan.
Tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm sát viên cao cấp hải quan?
Tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm sát viên cao cấp hải quan cụ thể là:
- Nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật kinh tế, tài chính, các chính sách chế độ của Nhà nước liên quan đến công tác hải quan và luật pháp quốc tế liên quan đến nghiệp vụ hải quan;
- Có kiến thức toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ hải quan. Có năng lực (Nghiên cứu chuyên sâu và tổ chức thực hiện một hoặc một số lĩnh vực nghiệp vụ hải quan,
- Có khả năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đánh giá và dự báo tỉnh hinh về hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, đồng thời đề xuất xây dựng, bổ sung, sửa đổi các quy chế quản lý, quy trình nghiệp vụ hải quan phù hợp với định hướng chiến lược phát triển ngành Hải quan;
- Có năng lực để xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đề án gắn với lĩnh vực hải quan để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Có năng lực nghiên cứu khoa học; có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong lĩnh vực hải quan;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm sát viên cao cấp hải quan?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm sát viên cao cấp hải quan cụ thể như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;
- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
Điều kiện để công chức dự thi nâng ngạch Kiểm tra viên cao cấp hải quan?
Để công chức có thể dự thi nâng ngạch Kiểm tra viên cao cấp hải quan thì tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ quy định:
Đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm tra viên cao cấp hải quan thi ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đang giữ ngạch Kiểm tra viên chính hải quan và có thời gian giữ ngạch Kiểm tra viên chính hải quan hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên, trong đó phải có tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) liên tục giữ ngạch Kiểm tra viên chính hải quan tỉnh đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch;
- Trong thời gian giữ ngạch kiểm tra viên chính hải quan hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc để tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ba, cấp ngành hoặc cấp tỉnh trong lĩnh vực tài chính, hài quan đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:
Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chu trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, tổ soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh hoặc có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền.
Theo đó, đối với tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm sát viên cao cấp hải quan thì hiện nay, theo Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ yêu cầu Kiểm sát viên cao cấp hải quan cần phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm và quy định tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm sát viên cao cấp hải quan tại Thông tư 77/2019/TT-BTC không yêu cầu điều này.
Thông tư 29/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 18/07/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?