Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định là bao nhiêu? Phương pháp khấu hao đường thẳng như thế nào?

Tôi hiện nay đang làm chủ doanh nghiệp, tôi muốn hỏi về thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định như thế nào? Phương pháp khấu hao đường thẳng ra sao? Mong nhận được sự hỗ trợ? Tôi cảm ơn!

Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định là bao nhiêu?

Căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định như sau:

Nội dung phương pháp khấu hao đường thẳng như thế nào?

Căn cứ theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về nội dung phương pháp khấu hao đường thẳng gồm:

- Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:

+ Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới đây:

+ Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

- Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian trích khấu hao đã đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao) của tài sản cố định.

- Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian trích khấu hao tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.

- Ví dụ tính và trích khấu hao TSCĐ:

Ví dụ: Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 119 triệu đồng, chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng.

+ Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định doanh nghiệp dự kiến là 10 năm (phù hợp với quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT- BTC), tài sản được đưa vào sử dụng vào ngày 1/1/2013.

Nguyên giá tài sản cố định = 119 triệu - 5 triệu + 3 triệu + 3 triệu = 120 triệu đồng

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu : 10 năm =12 triệu đồng/năm.

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 12 triệu đồng: 12 tháng = 1 triệu đồng/ tháng

Hàng năm, doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định đó vào chi phí kinh doanh.

+ Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí là 30 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2018.

Nguyên giá tài sản cố định = 120 triệu đồng + 30 triệu đồng = 150 triệu đồng

Số khấu hao luỹ kế đã trích = 12 triệu đồng (x) 5 năm = 60 triệu đồng

Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 150 triệu đồng - 60 triệu đồng = 90 triệu đồng

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 90 triệu đồng : 6 năm = 15 triệu đồng/ năm

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 15.000.000 đồng : 12 tháng =1.250.000 đồng/ tháng

Từ năm 2018 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng 1.250.000 đồng đối với tài sản cố định vừa được nâng cấp.

Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định là bao nhiêu? Phương pháp khấu hao đường thẳng như thế nào?

Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định là bao nhiêu? Phương pháp khấu hao đường thẳng như thế nào?

Xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2013 ra sao?

Căn cứ theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2013:

- Cách xác định mức trích khấu hao:

+ Căn cứ các số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của tài sản cố định để xác định giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định.

+ Xác định thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định theo công thức sau:

Trong đó:

T : Thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định

T1 : Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC.

T2 : Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số .../2013/TT-BTC.

t1 : Thời gian thực tế đã trích khấu hao của tài sản cố định

- Xác định mức trích khấu hao hàng năm (cho những năm còn lại của tài sản cố định) như sau:

+ Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

- Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định:

- Ví dụ : Doanh nghiệp sử dụng một máy khai khoáng có nguyên giá 600 triệu đồng từ ngày 01/01/2011. Thời gian sử dụng xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC là 10 năm. Thời gian đã sử dụng của máy khai khoáng này tính đến hết ngày 31/12/2012 là 2 năm. Số khấu hao luỹ kế là 120 triệu đồng.

+ Giá trị còn lại trên sổ kế toán của máy khai khoáng là 480 triệu đồng.

+ Doanh nghiệp xác định thời gian trích khấu hao của máy khai khoáng là 15 năm theo Phụ lục I Thông tư số 45/2013/TT-BTC.

+ Xác định thời gian trích khấu hao còn lại của máy khai khoáng như sau:

+ Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 480 triệu đồng : 12 năm = 40 triệu đồng/ năm (theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC)

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 40 triệu đồng : 12 tháng = 3,333 triệu đồng/ tháng

Từ ngày 01/01/2013 đến hết ngày 31/12/2024, doanh nghiệp trích khấu hao đối với máy khai khoáng này vào chi phí kinh doanh mỗi tháng là 3,333 triệu đồng.

37,824 lượt xem
Khấu hao
Phương pháp khấu hao đường thẳng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh? Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như thế nào?
Pháp luật
Khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định là bao nhiêu? Phương pháp khấu hao đường thẳng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khấu hao Phương pháp khấu hao đường thẳng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khấu hao Xem toàn bộ văn bản về Phương pháp khấu hao đường thẳng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào