Khung phí tập sự hành nghề Luật sư, khung phí gia nhập Đoàn Luật sư năm 2024 là bao nhiêu?
Khung phí tập sự hành nghề Luật sư năm 2024 là bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị Quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2022 Tải quy định như sau:
Khung phí tập sự hành nghề luật sư
1. Khi đăng kí tập sự hành nghề luật sư, người tập sự hành nghề luật sư nộp một khoản phí cho Đoàn Luật sư. Mức phí tập sự hành nghề luật sư cao nhất không quá 5.000.000 đồng/người (năm triệu đồng/người).
2. Hội nghị luật sư của Đoàn Luật sư căn cứ khung phí tập sự hành nghề luật sư nêu trên quyết định mức phí cụ thể của Đoàn Luật sư.
Theo đó, người tập sự hành nghề luật sư nộp một khoản phí cho Đoàn Luật sư khi đăng kí tập sự hành nghề luật sư
Mức phí tập sự hành nghề luật sư năm 2024 cao nhất không quá 5.000.000 đồng/người
Khung phí gia nhập Đoàn Luật sư năm 2024 là bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị quyết 05/NQ-HĐLSTQ năm 2022 quy định như sau:
Khung phí gia nhập Đoàn Luật sư
1. Người được gia nhập Đoàn Luật sư nộp một khoản phí gia nhập cho Đoàn Luật sư. Mức phí gia nhập Đoàn Luật sư cao nhất không quá 10.000.000 đồng/người (mười triệu đồng/người).
2. Hội nghị luật sư của Đoàn Luật sư căn cứ quy định về khung phí nêu trên quyết định mức phí gia nhập cho phù hợp với điều kiện cụ thể, thực tế của Đoàn Luật sư.
Theo đó, khung phí gia nhập Đoàn Luật sư năm 2024 như sau:
- Người được gia nhập Đoàn Luật sư nộp một khoản phí gia nhập cho Đoàn Luật sư
- Mức phí gia nhập Đoàn Luật sư cao nhất không quá 10.000.000 đồng/người
Khung phí tập sự hành nghề Luật sư, khung phí gia nhập Đoàn Luật sư năm 2024 là bao nhiêu?
Cơ quan nào có thẩm quyền quy định khung phí tập sự hành nghề luật sư, khung phí gia nhập Đoàn Luật sư?
Căn cứ khoản 5 Điều 7 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Hội đồng Luật sư toàn quốc
....
5. Hội đồng Luật sư toàn quốc có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
b) Quyết định những chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện nghị quyết và các quyết định của Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc;
c) Thông qua báo cáo công tác, báo cáo tài chính và chương trình hoạt động hằng năm của Liên đoàn;
d) Hướng dẫn việc bầu đại biểu tham dự Đại hội, chuẩn bị các văn kiện, quy trình đề cử, ứng cử, lập danh sách ứng cử viên và các vấn đề chi tiết liên quan đến việc bầu cử Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; hướng dẫn bầu hoặc phê chuẩn Tổng Thư ký; giới thiệu luật sư vào danh sách ứng cử viên bầu vào Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam nhiệm kỳ mới;
đ) Quyết định số lượng Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn, Phó Chủ tịch; bầu Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn, các Phó Chủ tịch; bầu hoặc phê chuẩn Tổng Thư ký của Liên đoàn; miễn nhiệm, bãi nhiệm Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc;
e) Quyết định việc triệu tập Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc;
g) Quy định khung phí tập sự hành nghề luật sư, khung phí gia nhập Đoàn Luật sư, mức phí thành viên;
h) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Điều lệ này hoặc do Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc giao.
Theo đó, Hội đồng Luật sư toàn quốc có thẩm quyền quy định khung phí tập sự hành nghề luật sư, khung phí gia nhập Đoàn Luật sư.
Tiêu chuẩn làm chủ nhiệm Đoàn Luật sư được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định tiêu chuẩn chủ nhiệm Đoàn Luật sư như sau:
Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư
...
2. Chủ nhiệm Đoàn Luật sư phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 22 của Điều lệ này;
b) Có khả năng xây dựng, giữ mối quan hệ tốt với các cơ quan Đảng, chính quyền, cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương.
Thể thức bầu và quy trình đề cử, ứng cử, lập danh sách ứng cử viên và các vấn đề chi tiết khác liên quan đến bầu Chủ nhiệm Đoàn Luật sư được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Điều lệ này.
Theo như quy định trên, chủ nhiệm Đoàn Luật sư phải có tiêu chuẩn sau đây:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp, gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, Nội quy Đoàn Luật sư;
- Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm hành nghề luật sư;
- Có năng lực quản lý, điều hành;
- Có uy tín và khả năng tập hợp, đoàn kết đội ngũ luật sư trong Đoàn Luật sư;
- Có điều kiện về thời gian và sức khỏe để tham gia quản lý, điều hành Đoàn Luật sư.
- Có khả năng xây dựng, giữ mối quan hệ tốt với các cơ quan Đảng, chính quyền, cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?