Không thu gom phụ phẩm cây trồng bị phạt như thế nào? Việc thu gom phụ phẩm cây trồng được quy định ra sao?

Cho tôi hỏi: Không thu gom phụ phẩm cây trồng bị phạt như thế nào? Việc thu gom phụ phẩm cây trồng được quy định ra sao? - Câu hỏi của anh Phong (Long An)

Phụ phẩm cây trồng là gì? Việc thu gom phụ phẩm cây trồng được quy định ra sao?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 19/2019/TT-BNNPTNT có định nghĩa về "phụ phẩm cây trồng" như sau:

Phụ phẩm cây trồng là sản phẩm phụ phát sinh trong quá trình tiến hành hoạt động chăm sóc, thu hoạch, sơ chế sản phẩm cây trồng tại khu vực canh tác cây trồng

Theo đó, việc thu gom phụ phẩm cây trồng được quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2019/TT-BNNPTNT như sau:

Thu gom phụ phẩm cây trồng
1. Phụ phẩm cây trồng được thu gom, phân loại theo mục đích sử dụng; không để lẫn với hóa chất, bao bì, vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, tạp chất vô cơ khác trong quá trình thu gom, vận chuyển.
2. Việc thu gom, vận chuyển phụ phẩm cây trồng không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp tại khu vực canh tác, giao thông; không gây ô nhiễm môi trường, lan truyền sinh vật gây hại.
3. Khuyến khích sử dụng kỹ thuật tiên tiến trong thu hoạch, thu gom phụ phẩm cây trồng; khuyến khích sử dụng kỹ thuật, công nghệ ép, nén phụ phẩm trước khi vận chuyển.
4. Tàn dư, phụ phẩm cây trồng trong vùng dịch hại thực vật thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Như vậy, hiện nay, việc thu gom phụ phẩm cây trồng được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.

Không thu gom phụ phẩm cây trồng bị phạt như thế nào? Việc thu gom phụ phẩm cây trồng được quy định ra sao?

Không thu gom phụ phẩm cây trồng bị phạt như thế nào? Việc thu gom phụ phẩm cây trồng được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Không thu gom phụ phẩm cây trồng bị phạt như thế nào?

Căn cứ Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.

Tại Điều 19 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định như sau:

Vi phạm về thu gom phụ phẩm cây trồng
Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần đầu và phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần đối với một trong các hành vi không thu gom phụ phẩm cây trồng; hoặc thu gom, vận chuyển phụ phẩm cây trồng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, giao thông.

Đồng thời, căn cứ Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền như sau:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) đối với cá nhân là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại chương IV của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, theo nội dung quy định nêu trên thì hành vi không thu gom phụ phẩm cây trồng bị xử lý như sau:

- Vi phạm lần đầu: Phạt cảnh cáo;

- Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần: Phạt tiền:

+ Đối với cá nhân: Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;

+ Đối với tổ chức: Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày nào?

Căn cứ quy định tại Điều 39 Nghị định 31/2023/NĐ-CP về hiệu lực thi hành như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2023.
2. Nghị định này thay thế các quy định tại các văn bản sau đây:
a) Các nội dung quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, thời hiệu xử phạt, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giống cây trồng quy định từ Điều 1 đến Điều 18 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
b) Các nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng tại các Điều 32, 39 và 40 của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
c) Nghị định số 55/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón;
d) Các nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Như vậy, theo nội dung quy định nêu trên thì Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/7/2023.

Phụ phẩm cây trồng Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Phụ phẩm cây trồng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xử lý phụ phẩm cây trồng là gì? Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm như thế nào trong xử lý phụ phẩm cây trồng?
Pháp luật
Phụ phẩm cây trồng được sử dụng để làm gì? Việc xử lý phụ phẩm cây trồng phải bảo đảm yêu cầu nào?
Pháp luật
Không thu gom phụ phẩm cây trồng bị phạt như thế nào? Việc thu gom phụ phẩm cây trồng được quy định ra sao?
Pháp luật
Phụ phẩm cây trồng là gì? Phụ phẩm cây trồng khác gì với sản phẩm cây trồng? Hoạt động thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phụ phẩm cây trồng
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
803 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phụ phẩm cây trồng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phụ phẩm cây trồng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào