Không quyết toán thuế thu nhập cá nhân bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Đối tượng phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Mục 1 công văn 9188/CTHN-HKDCN ngày 18/03/2022 về quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2021 do cục thuế Thành phố Hà Nội ban hành quy cụ thể như sau:
1. Cá nhân có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công phải trực tiếp quyết toán thuế TNCN với cơ quan Thuế
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công nếu có số thuế phải nộp thêm trừ các trường hợp có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán thuế từng năm từ 50.000 đồng trở xuống;
- Cá nhân có số thuế nộp thừa có nhu cầu đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo.
- Cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam phải khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.
Lưu ý:
+ Cá nhân có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì năm quyết toán đầu tiên là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công phải thực hiện khai quyết toán thuế TNCN
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế và quyết toán thuế TNCN thay cho cá nhân có ủy quyền. Trường hợp cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức và có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống thuộc diện được miễn thuế thì tổ chức trả thu nhập vẫn kê khai thông tin cá nhân được trả thu nhập đó tại hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân của tổ chức và không tổng hợp số thuế phải nộp thêm của các cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán từ 50.000 đồng trở xuống.
Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì tổ chức mới có trách nhiệm quyết toán thuế TNCN theo ủy quyền của cá nhân đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả và tổ chức trả thu nhập mới thu lại chứng từ khấu trừ thuế TNCN do tổ chức trả thu nhập cũ đã cấp cho người lao động (nếu có).
Đối tượng không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ theo Mục 2 Công văn 9188/CTHN-HKDCN ngày 18/03/2022 về quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2021 do cục thuế Thành phố Hà Nội ban hành quy định về đối tượng không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân cụ thể như sau:
1. Cá nhân không phải thực hiện quyết toán
- Cá nhân không cư trú tại Việt Nam nhưng có phát sinh khấu trừ hoặc tạm nộp trong năm.
- Cá nhân cư trú có số thuế TNCN nộp thừa mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo.
- Cá nhân có số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống. Cá nhân được miễn thuế trong trường hợp này tự xác định số tiền thuế được miễn, không bắt buộc phải nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân và không phải nộp hồ sơ miễn thuế.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập văng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 (mười) triệu đồng và đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
- Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế TNCN đối với phần thu nhập này.
2. Tổ chức không phải thực hiện quyết toán
Tổ chức không phát sinh trả thu nhập từ tiền lương tiền công thì không phải khai quyết toán thuế TNCN.
Xử phạt khi không quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Không quyết toán thuế thu nhập cá nhân bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định mức xử phạt khi chậm hoặc không quyết toán thuế thu nhập cá nhân cụ thể như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
- Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
- Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;
- Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này.
Mức xử phạt khi không quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP lại là mức phạt dành cho tổ chức. Đối với mức phạt dành cho cá nhân có hành vi không quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định đối với cá nhân thì mức phạt sẽ bằng 1/2 mức tiền phạt đối với tổ chức.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?