Khi nào một cá nhân cư trú được xác định là đối tượng cư trú của Việt Nam dựa theo hiệp định tránh đánh thuế hai lần?
Cá nhân cư trú tại nước ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam được xác định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư 205/2013/TT-BTC có quy định
Đối tượng áp dụng
Thông tư này điều chỉnh các đối tượng là đối tượng cư trú của Việt Nam hoặc của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoặc đồng thời là đối tượng cư trú của Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
1. Theo Hiệp định, thuật ngữ “đối tượng cư trú của một Nước ký kết” là đối tượng mà theo luật của một Nước ký kết là đối tượng chịu thuế tại nước đó do:
1.1. Có nhà ở, có thời gian cư trú tại nước đó hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự trong trường hợp đối tượng đó là một cá nhân; hoặc
1.2. Có trụ sở điều hành, trụ sở đăng ký, hoặc được thành lập tại nước đó hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự trong trường hợp đối tượng đó là một tổ chức; hoặc
1.3. Thuật ngữ này cũng bao gồm cả Nhà nước hoặc chính quyền địa phương của nước đó, trong trường hợp Hiệp định có quy định.
Như vậy, khi rơi vào một trong các trường hợp nêu trên đối tượng đó được xác định là đối tượng cư trú của một Nước ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam.
Còn đối với cá nhân, người này phải có nhà ở, có thời gian cư trú tại nước ký kết hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự thì được xác định cá nhân cư trú tại nước ký kết.
Khi nào một cá nhân cư trú được xác định là đối tượng cư trú của Việt Nam dựa theo hiệp định tránh đánh thuế hai lần? (Hình từ Internet)
Đối tượng cư trú của Việt Nam được xác định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 205/2013/TT-BTC có quy định về cách xác định đối tượng cư trú của Việt Nam như sau:
- Các cá nhân đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau: Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú; Hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại điểm này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nào thì cá nhân đó là đối tượng cư trú tại Việt Nam.
- Các tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật tại Việt Nam.
Một người vừa là cá nhân cư trú của Việt Nam vừa là của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì thực hiện nghĩa vụ thuế như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 205/2013/TT-BTC có quy định về cách xác định vị thế cư trú trong trường hợp một người vừa là cá nhân cư trú của Việt Nam vừa là cá nhân cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam như sau:
Căn cứ vào các tiêu thức theo thứ tự ưu tiên dưới đây để xác định một cá nhân là đối tượng cư trú của Việt Nam:
+ Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú ở Việt Nam (nhà thuộc sở hữu hoặc nhà thuê hoặc nhà thuộc quyền sử dụng của đối tượng đó);
+ Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú tại cả hai nước nhưng cá nhân đó có quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn tại Việt Nam như: có việc làm; có địa điểm kinh doanh; nơi quản lý tài sản cá nhân; hoặc có quan hệ cá nhân chặt chẽ hơn tại Việt Nam như quan hệ gia đình (người thân như bố, mẹ, vợ/chồng, con, ...), xã hội (hội viên các đoàn thể xã hội, hiệp hội nghề nghiệp, ...);
+ Nếu không xác định được cá nhân đó có quan hệ kinh tế, quan hệ cá nhân tại nước nào chặt chẽ hơn hoặc nếu cá nhân đó không có nhà ở thường trú ở nước nào, nhưng cá nhân đó có thời gian có mặt tại Việt Nam nhiều hơn trong năm tính thuế;
+ Nếu cá nhân đó thường xuyên có mặt ở cả Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam cũng như không có mặt thường xuyên ở cả hai nước nhưng cá nhân đó mang quốc tịch Việt Nam hoặc được xác định là công dân Việt Nam theo nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu Việt Nam;
+ Nếu cá nhân đó vừa mang quốc tịch Việt Nam vừa mang quốc tịch Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoặc không mang quốc tịch cả hai nước thì Nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam sẽ giải quyết vấn đề này thông qua thủ tục thỏa thuận song phương với Nhà chức trách có thẩm quyền của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.
Như vậy, khi rơi vào những tiêu thức xác định trên, người này có thể sẽ được xác định là cá nhân cư trú của Việt Nam và thực hiện nghĩa vụ thuế như cá nhân cư trú tại Việt Nam theo pháp luật thuế hiện hành.
Trường hợp không thỏa mãn các tiêu thức xác định trên, người này có thể được xác định là cá nhân cư trú của nước ký hiệp định và thực hiện nghĩa vụ thuế như cá nhân cư trú của nước ký kết, theo pháp luật thuế và Hiệp định có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?