Khi nào hành khách bị cấm đi máy bay? Thẩm quyền cấm hành khách đi máy bay thuộc về cơ quan nào?

Cho tôi hỏi có trường hợp cô gái bị cấm đi máy bay, vậy cho hỏi trường hợp nào thì bị cấm đi máy bay theo quy định? - Chị Nhi đến từ Tuyên Quang thắc mắc!

Khi nào hành khách bị cấm đi máy bay?

Theo Điều 18 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định về việc cấm đi máy bay đối với hành khách như sau:

Cấm vận chuyển bằng đường hàng không
1. Cấm vận chuyển có thời hạn từ 03 đến 12 tháng đối với các đối tượng sau đây:
a) Hành khách gây rối;
b) Không thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;
c) Phát ngôn mang tính đe dọa sử dụng bom, mìn, chất nổ, vật liệu nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh học trong khu vực làm thủ tục vận chuyển, khu vực cách ly, sân bay, trên tàu bay;
d) Cố ý tung tin, cung cấp thông tin sai về việc có bom, mìn, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh hóa học gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hoạt động hàng không dân dụng;
đ) Sử dụng giấy tờ giả để đi tàu bay;
e) Có hành vi vi phạm trật tự công cộng, kỷ luật tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay.
2. Cấm vận chuyển có thời hạn trên 12 tháng đến 24 tháng đối với các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng đã bị xử lý nhưng vẫn vi phạm một trong những hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Người có hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng quy định tại các Điểm đ, e, g và h Khoản 2 Điều 190 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam bao gồm:
+ Xâm nhập trái pháp luật vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;
+ Đưa vật phẩm nguy hiểm vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và khu vực hạn chế khác trái pháp luật.
+ Vật phẩm nguy hiểm bao gồm vũ khí, đạn dược, chất cháy, chất dễ cháy, chất nổ, chất dễ nổ, chất độc hóa học và sinh học, chất phóng xạ và các vật hoặc chất khác có khả năng gây nguy hiểm hoặc được dùng để gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của con người, an toàn của chuyến bay;
+ Cung cấp thông tin sai đến mức uy hiếp an toàn của tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất; an toàn của hành khách, tổ bay, nhân viên mặt đất hoặc người tại cảng hàng không, sân bay và công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng;
+ Cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật uy hiếp đến an toàn khai thác tàu bay; khai thác cảng hàng không, sân bay; bảo đảm hoạt động bay.
3. Cấm vận chuyển vĩnh viễn đối với các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng đã bị xử lý nhưng vẫn vi phạm một trong những trường hợp nêu tại Khoản 2 Điều này;
b) Người có hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 190 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam bao gồm:
a) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay đang bay;
b) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay trên mặt đất;
c) Sử dụng tàu bay như một vũ khí;
d) Bắt giữ con tin trong tàu bay hoặc tại cảng hàng không, sân bay;
c) Chiếm đoạt, gây bạo loạn tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay.

Khi nào hành khách bị cấm đi máy bay? Thẩm quyền cấm hành khách đi máy bay thuộc cơ quan nào theo quy định?

Khi nào hành khách bị cấm đi máy bay? Thẩm quyền cấm hành khách đi máy bay thuộc về cơ quan nào?

Thẩm quyền cấm hành khách đi máy bay thuộc cơ quan nào theo quy định?

Theo khoản 4 Điều 18 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định về việc cấm đi máy bay đối với hành khách như sau:

- Căn cứ tính chất mức độ vi phạm, Cục Hàng không Việt Nam quyết định cấm vận chuyển có thời hạn hoặc vĩnh viễn đối với các đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 của Điều này. Quyết định cấm vận chuyển được áp dụng đối với các chuyến bay nội địa, chuyến bay quốc tế xuất phát từ Việt Nam của tất cả các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài.

Vận chuyển đối tượng tiềm ẩn uy hiếp an ninh hàng không được quy định như thế nào?

Theo Điều 16 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định về vận chuyển đối tượng tiềm ẩn uy hiếp an ninh hàng không như sau:

Vận chuyển đối tượng tiềm ẩn uy hiếp an ninh hàng không
1. Đối tượng tiềm ẩn uy hiếp an ninh hàng không bao gồm:
a) Người mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình;
b) Người bị từ chối nhập cảnh nhưng không tự nguyện về nước;
c) Bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã.
2. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này không được cung cấp đồ uống có cồn, chất kích thích trong suốt chuyến bay; tổ bay phải giám sát liên tục trong suốt chuyến bay và áp dụng các biện pháp bổ sung cần thiết khác.
3. Đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này khi vận chuyển phải có người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp giải; số lượng hành khách quy định tại Khoản 1 Điều này được vận chuyển trên cùng một chuyến bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
4. Đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này khi vận chuyển về nước, hãng hàng không phải bố trí nhân viên an ninh áp giải trên chuyến bay.
5. Không vận chuyển hành khách được quy định tại Khoản 1 Điều này trên các chuyến bay có đối tượng cảnh vệ.

Từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh được quy định ra sao?

Theo Điều 17 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh
Hãng hàng không có quyền từ chối vận chuyển các hành khách sau đây vì lý do an ninh:
1. Hành khách quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 16 của Nghị định này.
2. Trường hợp không đáp ứng được quy định tại Khoản 3 Điều 16 của Nghị định này.
3. Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh nhưng không tự nguyện về nước không do hãng hàng không vận chuyển vào Việt Nam.
4. Theo yêu cầu của nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài.

Trên đây là những tư vấn liên quan đến trường hợp hành khách bị cấm đi máy bay do thực hiện những hành vi trên mà bạn có thể tham khảo.

Vận chuyển hành khách
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vé máy bay có phải là hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý không? Có thể từ chối vận chuyển hành khách bằng đường hàng không trong các trường hợp nào?
Pháp luật
Xe trung chuyển hành khách có cần lắp đặt thiết bị giám sát hành trình hay không? Có được sử dụng xe trung chuyển để chở khách thay xe khách không?
Pháp luật
Nhà xe hủy chuyến trong những trường hợp nào? Nhà xe hủy chuyến thì những hành khách đã mua vé trước đó có được hoàn tiền vé không?
Pháp luật
Xe buýt khi tham gia vận chuyển hành khách tại thành phố Hồ Chí Minh được phép đi vào làn xe 2 bánh trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Vận chuyển hành khách bị cấm xuất cảnh thì hãng hàng không sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Không thực hiện vận chuyển hành khách là người khuyết tật theo quy định thì hãng hàng không bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý được quy định như thế nào? Trường hợp hành lý để quên ở sân bay xử lý ra sao?
Pháp luật
Khi có chiến tranh, người vận chuyển tàu biển từ chối thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách thì có phải bồi thường không?
Pháp luật
Khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản một chiều với đường bay nội địa dưới 1000km được quy định thế nào?
Pháp luật
Khách trốn vé thì thuyền trưởng xử lý như thế nào? Hành khách bị chết thì người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vận chuyển hành khách
2,020 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vận chuyển hành khách
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào