Khi nào cơ quan quản lý nhà nước, người nộp thuế phải tra cứu hóa đơn điện tử trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế?
- Tra cứu hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123, Thông tư 78 có giống như tra cứu hóa đơn theo quy định Nghị định 51 không?
- Tra cứu thông tin hóa đơn điện tử theo nguyên tắc như thế nào?
- Tra cứu thông tin hóa đơn điện tử phục vụ kiểm tra hàng hóa đang lưu thông trên thị trường như thế nào?
- Khai thác sử dụng và công bố thông tin hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử?
Tra cứu hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123, Thông tư 78 có giống như tra cứu hóa đơn theo quy định Nghị định 51 không?
Theo giải đáp tại Cẩm nang số 1 về Tra cứu hóa đơn điện tử của cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Trường hợp tra cứu hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP thì người nộp thuế tra cứu tại trang http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/
- Trường hợp tra cứu hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Thông tư số 78/2021/TT-BTC thì cơ quan quản lý nhà nước, người nộp thuế tra cứu tại trang Tra cứu hóa đơn điện tử trên mobile (App Store, Google play) http://onelink.to/ut8c4m hoặc Truy cập website https://checkinvoice.vn/ thả file xml để xem nội dung và truy cập cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế tại https://hoadondientu.gdt.gov.vn để tra cứu và đối chiếu thông tin hóa đơn điện tử
Tra cứu hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Thông tư số 78/2021/TT-BTC có giống như tra cứu hóa đơn theo quy định NĐ 51/2010/NĐ-CP không? (Hình từ internet)
Tra cứu thông tin hóa đơn điện tử theo nguyên tắc như thế nào?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 44. Nguyên tắc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử
1. Việc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được áp dụng để thực hiện các thủ tục về thuế, thủ tục thanh toán qua ngân hàng và các thủ tục hành chính khác; chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường.
2. Việc tra cứu, cung cấp thông tin hóa đơn điện tử phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng đối tượng.
3. Việc sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được cung cấp phải đảm bảo đúng mục đích, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của bên sử dụng thông tin; đồng thời phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật về bảo về bí mật nhà nước."
Như vậy, nguyên tắc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được quy định như trên.
Tra cứu thông tin hóa đơn điện tử phục vụ kiểm tra hàng hóa đang lưu thông trên thị trường như thế nào?
Căn cứ Điều 45 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 45. Tra cứu thông tin hóa đơn điện tử phục vụ kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường
1. Khi kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về hóa đơn điện tử phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy. Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm sử dụng các thiết bị để truy cập tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử.
2. Trường hợp bất khả kháng do sự cố, thiên tai gây ảnh hưởng đến việc truy cập mạng Internet dẫn đến không tra cứu được dữ liệu hóa đơn thì cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra thực hiện tra cứu thông tin hóa đơn điện tử theo hình thức nhắn tin."
Như vậy, tra cứu thông tin hóa đơn điện tử phục vụ kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường được quy định như trên.
Khai thác sử dụng và công bố thông tin hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử?
Căn cứ Điều 47, Điều 48 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 47. Hình thức khai thác, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử
1. Bên sử dụng thông tin là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; các tổ chức, cá nhân là người mua hàng hóa, dịch vụ truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin hóa đơn điện tử theo các nội dung thông tin hóa đơn điện tử.
2. Bên sử dụng thông tin là các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đã ký quy chế trao đổi thông tin hoặc ký hợp đồng phải đăng ký và được cấp quyền truy cập, kết nối, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử từ Tổng cục Thuế như sau:
a) Áp dụng chữ ký số có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện việc mã hóa đường truyền;
c) Đảm bảo an toàn thông tin theo quy định của pháp luật;
d) Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Thuế công bố, gồm: Chỉ tiêu thông tin, định dạng dữ liệu, phương thức kết nối, tần suất trao đổi thông tin.
Bên sử dụng thông tin nêu tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm phân công đầu mối đăng ký sử dụng thông tin hóa đơn điện tử (sau đây gọi tắt là đầu mối đăng ký) và thông báo cho Tổng cục Thuế bằng văn bản.
Điều 48. Công bố, tra cứu thông tin hóa đơn điện tử
1. Nội dung thông tin hóa đơn điện tử được cung cấp trên Cổng thông tin điện tử là các nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 10 Nghị định này và tình trạng hóa đơn điện tử.
2. Thông tin hóa đơn điện tử cung cấp dưới dạng văn bản điện tử và dữ liệu điện tử được ký bằng chữ ký số của Tổng cục Thuế hoặc dưới dạng tin nhắn do Tổng cục Thuế cung cấp cho bên sử dụng thông tin là cơ quan quản lý nhà nước thông qua số điện thoại được công bố chính thức tại văn bản gửi Tổng cục Thuế.
3. Việc hiển thị thông tin hóa đơn điện tử trên hệ thống của doanh nghiệp phải theo thứ tự các nội dung hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 10 Nghị định này."
Như vậy, khai thác sử dụng và công bố thông tin hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử được quy định như trên.
Xem nội dung về cẩm nang: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?