Khi nào cán bộ cấp xã không đủ tiêu chuẩn theo Nghị định 33 sẽ phải thực hiện tinh giản biên chế?
Khi nào cán bộ cấp xã không đủ tiêu chuẩn theo Nghị định 33 sẽ phải thực hiện tinh giản biên chế?
Ngày 10/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 33/2023/NĐ-CP về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Theo đó, Nghị định này đã có nhiều quy định mới về các chức vụ, số lượng, tiêu chuẩn, nhiệm vụ đối với cán bộ cấp xã.
Đối với trường hợp cán bộ cấp xã không đáp ứng đủ tiêu chuẩn mới tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP, tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có hướng dẫn như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
1. Cán bộ cấp xã đang giữ chức vụ bầu cử quy định tại khoản 1 Điều 5 mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 8; công chức cấp xã đang giữ chức danh quy định tại khoản 2 Điều 5 mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định này thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định. Hết thời hạn này mà chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định thì thực hiện chế độ nghỉ hưu (nếu đủ điều kiện) hoặc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì cán bộ công chức cấp xã không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 01/8/2023 (Ngày Nghị định 33/2023/NĐ-CP có hiệu lực).
Sau thời hạn nêu trên, cán bộ công chức cấp xã vẫn chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn thì sẽ thực hiện chế độ tinh giản biên chế (nếu không đủ điều kiện nghỉ hưu). Trường hợp đủ điều kiện nghỉ hưu thì thực hiện chế độ nghỉ hưu theo quy định.
Như vậy, thời điểm thực hiện chế độ tinh giản biên chế đối với cán bộ cấp xã không đủ tiêu chuẩn theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP là sau 05 năm kể từ ngày 01/8/2023 (nếu vẫn không đáp ứng đủ tiêu chuẩn).
Khi nào cán bộ cấp xã không đủ tiêu chuẩn theo Nghị định 33 sẽ phải thực hiện tinh giản biên chế? (Hình từ Internet)
Cán bộ cấp xã gồm những ai?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Chức vụ, chức danh
1. Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì cán bộ cấp xã bao gồm:
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND;
- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam;
- Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Có mấy nguyên tắc thực hiện tinh giản biên chế hiện nay?
Căn cứ Nghị định 29/2023/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định về đối tượng, nguyên tắc, chính sách tinh giản biên chế và trách nhiệm thực hiện tinh giản biên chế trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp xã.
Nguyên tắc tinh giản biên chế được quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2023/NĐ-CP với 06 nguyên tắc chính.
Cụ thể như sau:
Nguyên tắc tinh giản biên chế
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
2. Gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
5. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
6. Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện tinh giản biên chế thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả trợ cấp.
Như vậy, việc thực hiện tinh giản biên chế cần tuân theo các nguyên tắc nêu trên.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư được quy định thế nào?
- Cách thức giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước là gì? Cuộc họp do Tổng Kiểm toán nhà nước chủ trì gồm những gì?
- Lỗi đi vào đường cấm ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền, trừ mấy điểm giấy phép lái xe theo Nghị định 168?
- Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hạng 3 cho các cầu thủ tuyển Việt Nam là bao nhiêu? Tiêu chuẩn xét tặng Huân chương?
- Kinh doanh hàng hóa nhập lậu là gì? Hàng hóa nhập khẩu không dán tem nhập khẩu là hàng hóa nhập lậu?